CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN !
KHOA NÔNG NGHIỆP TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM ĐỘC TỐ HỌC THỰC PHẨM CÁC ĐỘC TỐ TỰ NHIÊN CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT NHÓM 4 1.Nguyễn Thị Quỳnh Như 2.Huỳnh Văn Út 3.Huỳnh Văn Truyền 4.Lê Thị Ngọc Bích 5.Trần Thị Cẩm Hường 6.Huỳnh Minh Tuấn 7.Nguyễn Thị Trúc Linh GVGD: CAO THỊ LUYẾN
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGỘ ĐỘC NỘI DUNG KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGỘ ĐỘC ĐỘC TỐ TETRODOTOXIN ĐỘC TỐ CIGUATOXIN ĐỘC TỐ BUFOTOXIN ĐỘC TỐ HISTAMIN ĐỘC TỐ AXIT DOMOIC ĐỘC TỐ GÂY TÊ LIỆT
Tổng quan về thủy hải sản Tích cực Thủy hải sản là nguồn thực phẩm đem lại nguồn dinh dưỡng quý báu cho con người Cung cấp đạm, chất khoáng, vitamin… Tiêu cực Chứa độc tố nguy hiểm: tetrodotoxin- độc tố thần kinh, Ciguatoxin, DSP- độc tố gây tiêu chảy, PSP – độc tố gây liệt cơ, NSP gây rối loạn thần kinh, ASP gây mất trí nhớ.
Tổng quan về thủy hải sản Theo Viện Hải dương học Nha Trang, tại vùng biển Việt Nam, các nhà khoa học đã xác định được 41 loài sinh vật chứa độc tố có khả năng gây chết người. Cụ thể như cá nóc, cá ngừ, cua mắt đỏ, bạch tuộc… Cá nóc Bạch tuộc
Tình hình ngộ độc thực phẩm trên TG & VN I. Ngộ độc tetrodotoxin Trên Thế giới - Trên Thế giới mỗi năm có khoảng 200 ca ngộ độc cá nóc Tại Nhật Bản ( 1974 – 1983) có 646 ca ngộ độc cá nóc => 179 ca tử vong. Năm 1977, tại Ý có 3 người chết do tiêu thụ cá nóc. 2. Ở Việt Nam Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế 85% số vụ ngộ độc cá nóc quý 1 năm 2003 đã tử vong. Ngộ độc tetrodotoxin trong cá nóc
Cá nhồng chứa Ciguatoxin II. Ngộ độc Ciguatoxin Ciguatoxin là chất độc có khắp trên thế giới phần lớn xuất hiện trong hải sản sống vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hàng năm có khoảng 50.000người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc tố Ciguatoxin trên TG. Cá nhồng chứa Ciguatoxin
III. Ngộ độc Histamine Nhiễm độc tố Histamin là do ăn phải cá đã bị ươn do tác dụng phân giải chất đạm bởi vi khuẩn. Các loài có chứa Histamin như cá ngừ, cá dũa, cá trích, cá thu,… Cá Thu Cá Ngừ
IV. Ngộ độc do các loài nhuyễn thể Tảo biển có 75 loài, trong đó có tới 38 loài chứa độc tố. Ngao sò hút nước, ngậm ép nước lọt qua, giữ lại các chất cặn bã - phù du, trong đó có tảo. Tảo chứa chất độc sẽ không thoát ra được, tích lũy trong thịt, đặc biệt là ruột của nhuyễn thể. Nếu ăn phải nhuyễn thể có hàm lượng độc tố cao, sẽ gây nguy hiểm, thậm chí mất mạng. Tiền Giang, Bình Thuận có 10 vụ ngộ độc thức ăn mực tuộc làm cho 33 người vào cấp cứu, trong đó 4 người chết 21.6.2004, sự việc mực tuộc đốm xanh tiếp tục gây ra ngộ độc 80 người và làm 2 người tử vong tại Bình Thuận.
Bản chất của các độc tố ở những loài hải sản nói trên thuộc nhóm chất độc thần kinh, nên khi con người bị nhiễm các loại chất độc này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh não bộ, hệ tim mạch... rất nguy hiểm. Tuyệt đối không dùng các loài hải sản độc hại này chế biến làm thức ăn dưới bất kỳ hình thức nào.
ĐỘC TỐ TETRODOTOXIN 1.Khái niệm - Tetradotoxin(TTX) còn gọi là độc tố cá nóc-độc tố thần kinh mạnh nhất từ hải sản. - TTX là hợp chất hữu cơ không có bản chất protein, có tên là anhydrotetrodotoxin-4-epitetrotoxin hay axit tetronic.
2.Công thức cấu tạo - C11H17O8N3 ĐỘC TỐ TETRODOTOXIN Hình 1: Cấu trúc của tetrodotoxin
ĐỘC TỐ TETRODOTOXIN 3.Đặc tính Bình thường tồn tại ở dạng tiền độc tố tetrodomin không độc. Phân bố chủ yếu ở gan, buồng trứng. Độc tố tăng lên trong mùa đẻ trứng từ tháng 3- 7. Thịt cá thường không độc, chỉ độc khi bị đập chết hoặc bị ương. Gia nhiệt ở 1000C- 6h mới giảm 50%; 200oC- 10 phút mới phá hủy hoàn toàn.
ĐỘC TỐ TETRODOTOXIN 4. Liều lượng gây độc - Tetrodotoxin có khả năng gây độc rất cao, tỉ lệ tử vong gấp 10.000 so với cyanua. - Liều gây độc được xác định là 1- 4mg. - Liều gây chết ở chuột LD50= 8- 10µg/kg thể trọng.
Một số loại cá và hải sản chứa độc tố tetrodotoxin Cá nóc fahaka Cá nóc Côngô Cá nóc mbu Bạch tuộc đốm xanh
Một số loại cá và hải sản chứa độc tố tetrodotoxin Cua Xanthid Cua chân ngựa Ếch Harlequin Ếch Costa Rica
ĐỘC TỐ TETRODOTOXIN 5.Cơ chế gây độc Do cấu trúc đặc biệt của TTX mà trong đó kênh dẫn ion Na giữ vai trò chính. Bình thường tế bào sợi trục thần kinh chứa nồng độ K+ cao và nồng độ Na+ thấp tạo ra điện thế âm. Sự kích thích sợi trục thần kinh mang lại thế hoạt động phát sinh từ dòng ion Na bên trong tế bào, khi đó sinh ra hiệu điện thế dương nhiều hơn.
ĐỘC TỐ TETRODOTOXIN 5.Cơ chế gây độc Do kích thước lớn nên phân tử TTX chặn không cho ion Na+ có cơ hội để đi vào kênh. Do đó sự vận động của ion Na+ chấm dứt và kéo theo điện thế hoạt động dọc theo màng dây thần kinh cũng ngừng. TTX đã khóa đường dẫn xung thần kinh dọc theo sợi trục thần kinh gây tê liệt hô hấp và làm nạn nhân ngộ độc dẫn đến tử vong.
ĐỘC TỐ TETRODOTOXIN Hình 2: Sơ đồ phản ứng tổng hợp tetrodotoxin
ĐỘC TỐ TETRODOTOXIN Hình 3: Sơ đồ tổng hợp tetrodotoxin bằng con đường sinh học
6. Nguồn gốc sinh học của tetrodotoxin ĐỘC TỐ TETRODOTOXIN 6. Nguồn gốc sinh học của tetrodotoxin Cá nóc phát triển trong môi trường không sản sinh ra tetrodotoxin cho đến khi chúng được nuôi bằng mô từ một cá đang sản sinh ra độc tố. Bạch tuộc đốm xanh ở Úc chứa tetrodotoxin do vi khuẩn sống cộng sinh ở tuyến nước bọt sản sinh ra. Cua Xanthid ở vùng nước đó cũng chứa tetrodotoxin và độc tố gây tiêu chảy.
ĐỘC TỐ TETRODOTOXIN 7.Triệu chứng ngộ độc - Khi bị ngộ độc nạn nhân sẽ khó thở do rối loạn hô hấp rồi suy hô hấp hoặc trụy tim mạch và tử vong. Khi ăn phải bạch tuộc đốm xanh thì độc tố trước hết thấm qua đường tiêu hóa nên biểu hiện ngộ độc xuất hiện chậm hơn. 8.Biện pháp phòng ngừa - Không nên dùng các loại thực phẩm chứa độc tố tetrodotoxin làm thực ăn bởi lẽ chế độ xử lý nhiệt thông thường không loại trừ được độc tố này.
ĐỘC TỐ CIGUATOXIN (độc tố trong cá biển) KHÁI NIỆM: Là một loại độc tố liên quan phổ biến nhất với ciguatera, đây là chất độc gây chết người nhiều nhất so với các chất độc khác và loại độc này không độc đối với cá, các loài nhuyễn thể mà chỉ độc với người sử dụng chúng.
Cấu tạo: Hình 1:Cấu trúc phân tử của ciguatoxi, mặt phẳng
Cơ chế: Ciguatoxin hòa tan trong chất béo, cho nên khi hấp thu vào máu đến các tế bào nó sẽ tấn công vào màng tế bào, khử cực màng tế bào, mở cực màng tế bào thần kinh cho ion Na+ vào bên trong tế bào tạo ra sự kích động thần kinh, làm hư hại sự tái tạo tế bào thần kinh.
Hình 2: Các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đau đầu Khi ăn phải độc tố này sau 1 đến 4h là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, gây độc lên hệ thần kinh, làm liệt tay chân,nặng hơn có thể gây tử vong. Hình 2: Các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đau đầu
Phân bố: Cá bị nhiễm độc tố này thường ở vùng tận cùng phía Đông Nam Hoa Kỳ, Hawaii và các vùng nhiệt đới. Một số loài cá lớn chuyên ăn cá nhỏ cũng có chứa độc tố.
Hình 3: Cá bò biển Hình 4: Cá nhồng
Biện pháp: Sử dụng: vitamin, antihistamin, steroid… nhằm chữa trị các triệu chứng để lấy lại thăng bằng. Sử dụng calcium gluconate để chống shock.người sử dụng thuốc ngủ hay thuốc phiện để gây ngủ có thể hạ huyết thanh rất nguy hiểm.
Tránh các nhân tố như: rượu, caffein, các chất gây say, cá có độc…,ít nhất 3-6 tháng vì nó rất mẫn cảm. Tránh ăn các loại cá như: cá nhồng, cá chình morey, cá chỉ vàng…, vào những mùa tảo độc phát triển.
Độc tố gây tê liệt do nhuyễn thể (PSP) Khái niệm PSP PSP (Paralytic Shellfish Poisoning) – độc tố gây liệt) là loại độc tố nguy hiểm có trong các loài nhuyễn thể hoặc giáp xác sinh trưởng trong điều kiện môi trường có tảo độc.
Nguồn gốc Độc tố gây tê liệt do nhuyễn thể (paralytic shellfish poisoning –PSP) do ba chủng khác nhau của tảo dinoflagellate sinh ra. Độc tố satitoxin do tảo dinoflagellate ở giai đoạn nở hoa sản sinh ra. Khi các loài nhuyễn thể hai mảnh như điệp (clams) ăn loại tảo này sẽ tích lũy trong cơ thể và chúng trở nên độc.
Các triệu chứng nhiễm độc PSP Các triệu chứng nhiễm độc PSP có thể bắt đầu xuất hiện sau khi ăn vài phút cho đến 10 giờ cảm giác tê ở môi, cổ, mặt, cùng cảm thấy như có kiến bò trong các ngón tay và ngón chân nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn, nói năng không còn mạch lạc, mạch đập nhanh, thở khó... Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong do suy hô hấp.
Các nguy cơ nhiễm độc PSP Nhiễm độc PSP là do tiêu dùng các sản phẩm thủy hải sản có chứa độc tố PSP Độc tố này không hề bị tiêu hủy ngay cả sau khi đã nấu chín Các loài nhuyễn thể và giáp xác có thể chứa các độc tố sinh học này ở mức cao tại mọi thời điểm trong năm và điều này phụ thuộc chính vào chất lượng của điều kiện nuôi trồng.
Khi sự nở hoa của tảo giáp bắt đầu, giai đoạn phát triển tăng theo cấp lũy thừa gây nên một sự tăng mật độ rất lớn, cuối cùng, làm cạn kiệt chất dinh dưỡng, carbon dioxyd trong nước và các điều kiện môi trường bị giảm sút Trong quá trình lọc thức ăn, các tế bào và bào tử của tảo giáp đã chuyển vào thực quản và dạ dày của nhuyễn thể hai mảnh võ Nội tạng của vẹm chỉ chiếm 30% phần trăm tổng khối lượng của mô mềm nhưng lại chứa đến 96 phần trăm tổng độc tố. Ví dụ: vẹm tích lũy các độc tố PSP nhiều hơn hàu trong cùng hoàn cảnh. Các nghiên cứu nuôi trong phòng thí nghiệm cho thấy vẹm hấp thụ dễ dàng các độc chất của tảo giáp nhưng với lượng độc chất tương đương như thế thì hàu ngừng lọc.
Tác dụng độc PSP có thể gây độc lên nhiều động vật khác nhau như cá, chim, ếch, gà, chuột, thỏ, chó và mèo Trong các thí nghiệm trên động vật, PSP làm chết thú thử nghiệm do gây liệt hệ thống hô hấp PSP thể hiện tác dụng độc lên hệ thần kinh cơ, hệ thần kinh trung ương, hệ thống tim mạch và ở liều 1µg/ kg trọng lượng cơ thể đã gây tăng huyết áp.
Biện pháp phòng ngừa Cần đưa bệnh nhân tới ngay các trung tâm Y tế và bệnh viện nơi gần nhất để có chỉ định điều trị của các chuyên gia Chú ý theo dõi các cảnh báo về tảo độc và tuyệt đối tránh tiêu dùng các sản phẩm thủy hải sản thu hoạch ở những nơi nhiễm tảo độc Nên tiêu dùng các sản phẩm nuôi trồng tại các vùng mở. Và cuối cùng, để loại bớt độc tố, khi ăn nên bỏ ruột.
Bufotoxin Bufotoxin là thành phần chất độc trong loài cóc độc.
Giống cóc ở Việt Nam với các tuyến mủ có chứa đôc tố trên da Ngộ độc do ăn cóc Giống cóc ở Việt Nam với các tuyến mủ có chứa đôc tố trên da Hình thái Cóc là loài động vật thích sống trên cạn. Thân hình sần sùi. Tuyến mủ trên da có chứa độc tố.
Ngộ độc do ăn cóc Vị trí chứa độc trên cơ thể cóc Tập trung ở trên lưng với những tuyến sần sùi. Ở sau 2 mắt, ở bụng. Ở gan, phủ tạng và trong trứng cóc. Trong thịt cóc thì không chứa độc.
Ngộ độc do ăn cóc Dưới da cóc xù xì có nhiều tuyến chứa nọc độc bufotoxin rất mạnh, gồm các độc tố chính: bufotalin, bufotonin, bufotenin, và một số hợp chất hữu cơ khác Bufotalin
Bufotonin Bufotenin
Ngộ độc do ăn cóc Những tình huống ngộ độc cóc Bị dính nhựa cóc vào mắt, miệng. Ăn những món ăn được chế biến từ cóc như: cháo cóc, chà bông cóc (ruốc cóc)…
Ngộ độc do ăn cóc Triệu chứng ngộ độc cóc Xuất hiện 1-2 giờ sau khi ăn. 1. Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. 2. Rối loạn tim mạch: ban đầu huyết áp cao, nhịp tim nhanh, có thể do bufotonin gây ra. Sau đó rối loạn ngoại tâm thu thất, cơn nhịp nhanh thất, cuồng thất, rung thất, có thể do bufotalin gây ra.
Cóc chứabufotonin Cóc chứa bufotalin
Ngộ độc do ăn cóc 3. Rối loạn thần kinh và tâm thần: Bufotenin có thể gây ảo giác, ảo tưởng, rối loạn nhân cách. 4. Tổn thương thận, viêm ống thận cấp, vô niệu. Cóc chứa Bufotenin
Ngộ độc do ăn cóc Biện pháp phòng tránh Trong quá trình chế biến và sử dụng thịt cóc thì ta nên cẩn thận, đặc biệt là tuyến nọc độc trên lưng và mắt, nên bỏ hết các bộ phận chứa độc như da, gan, phủ tạng,.. chỉ nên sử dụng phần thịt cóc không bị nhiễm độc.
Độc tố Histamin Nguồn gốc - Histamin được dư trữ trong các hạt của tế bào mast (ở da, niêm mạc phế quản, niêm mạc ruột) . - Các tế bào bạch cầu ái kiềm (trong máu) ở dạng phối hợp với polysaccharid-heparin và protein.
CÔNG THỨC CẤU TẠO CỦA HISTAMIN C5H9N3
NGUỒN GỐC GÂY ĐỘC CỦA HISTAMIN -Ngộ độc thực phẩm do ăn thức ăn chế biến từ cá chứa Histamine cao xảy ra ở rất nhiều nước và được phát hiện đầu tiên ở cá ngừ, cá nục, cá thu... -Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do sự chuyển hóa từ Histidine thành Histamine trong thức ăn chín. Ngộ độc Histamine là do ăn phải các loại cá kém tươi có cơ thịt màu đỏ như cá ngừ, cá thu, cá nục, cá trích... Bệnh thường xảy ra nhanh từ một đến vài giờ sau khi ăn Cá kém tươi
LIỀU LƯỢNG GÂY ĐỘC CỦA HISTAMIN - Nếu lượng ăn vào từ 8 mg - 40 mg Histamine, người nhạy cảm sẽ bị chảy nước mắt, nước bọt -Nếu lượng ăn vào từ 1.500 mg – 4.000 mg, người ăn có biểu hiện như nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, mạch nhanh, khó thở, nổi ban...
Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện: - Mặt thường đỏ, mắt đỏ. Khó thở do phù nề và co thắt khí quản. - Nổi mẩn đỏ, ngứa, có thể phát ban ngoài da. - Cảm giác nóng ran trong miệng, tăng tiết nước bọt, kích thích tiết dịch vị của dạ dày, gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy. - Mạch nhanh, hạ huyết áp do giãn mạch. - Có thể Histamine ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh, gây ra biểu hiện nôn nao, chóng mặt, đau đầu... Bệnh mắt đỏ Bệnh ban đỏ
Xử lý - Giám sát phát hiện sớm những bệnh nhân có biểu hiện dị ứng sau khi ăn cá biển từ một đến vài giờ. Tư vấn kịp thời cho người bệnh để tránh gây lo lắng, hốt hoảng về tâm lý. Nhanh chóng đến cơ sở y tế để cấp cứu, điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa ngộ độc do độc tố Histamin - Tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức:Cho cộng đồng trong việc phòng chống ngộ độc thực phẩm do Histamine. - Tập huấn, đào tạo nhân viên y tế ở các tuyến :Để nâng cao năng lực hệ thống y tế trong việc chẩn đoán, cấp cứu và điều trị ngộ độc thực phẩm do do ăn thức ăn chứa hàm lượng Histamine cao
Biện pháp phòng ngừa ngộ độc do độc tố Histamin - Cho ngư dân, người kinh doanh về việc bảo quản trong đánh bắt, kinh doanh và tiêu dùng đối với các loại cá biển, đặc biệt là cá ngừ, cá nục, cá thu... Đảm bảo nhiệt độ lạnh trong suốt quá trình đánh bắt, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh và trước khi chế biến đối với các loại cá biển. Đối với bếp ăn tập thể phải tuân thủ đầy đủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm mới được hoạt động. Thực hiện kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm theo quy định, đặc biệt khi sử dụng nguyên liệu chế biến từ cá, hải sản đông lạnh Đông lạnh cá
Ngộ độc mất trí nhớ (Amnesic shellfish poisoning “ASP”) – Axit Domoic.
Biện pháp điều trị và phòng ngừa. Ngộ độc Axit domoic Cấu tạo hóa học Tính chất hóa lý Triệu chứng ngộ độc Biện pháp điều trị và phòng ngừa. Nguồn gốc
Nguồn gốc: Axit domoic được phân lập lần đầu tiên từ rong tảo đỏ Chondiria armuta. Năm 1975 người ta xác định được nguồn gốc của nó là từ loài Altidium corallinum ở Địa Trung Hải. Cuối năm 1987, bùng nổ tại phía đông Canada, một chất độc neurotoxin mạnh phát sinh từ tảo diatom Nitzschia pungens trong nước lạnh.
Axit domoic cũng được thấy trong tảo cát hoặc các loài trùng roi dinoflagellates ở Nhật Bản, Địa Trung Hải, bờ biển phía đông ở Nam Mỹ và Bắc Mỹ, bờ phía tây của Bắc Mỹ. Sinh vật gây nhiễm: tảo đỏ Digenea simplex, Pseudo - nitzschia pungren f. Multiseries, Pseudo - nitzschia pungren , Pseudo - nitzschia autr.
Pseudo - nitzschia australis Tảo đỏ Digenea simplex Tảo diatom Nitzschia pungens
Trùng roi dinoflagellates Tảo cát Pseudo - nitzschia australis Tảo cát
Cấu tạo hóa học
Tính chất hóa lý Axit domoic tinh khiết có dạng tinh thể hình kim không màu. Tan được trong nước, trong các dung dịch acid vô cơ loãng và dung dịch kiềm. Tan nhẹ trong methanol và ethanol; không tan trong dầu lửa và benzene (Jenkins, 1996). Axit domoic là một amino axit kích thích, có cấu trúc của axit glutamic và tương tự như axit kainic (Todd, 1989).
Thuộc nhóm protein gọi là kainoid, là nhóm kích thích thần kinh hay độc tố kích thích, gây trở ngại cho chu trình vận chuyển thần kinh não. Axit domoic được tìm thấy trong một số nhuyễn thể hai mảnh như: cua biển, vẹm, anchovies, điệp, sò, trai,...
Một số loài nhuyễn thể hai mảnh có chứa axit domoic Cua biển Anchovies Vẹm Hào
Con điệp Con sò Con trai biển Con vẹm biển
Cơ quan đích: Đích chủ yếu là hệ thần kinh trung ương (não).
Triệu chứng ngộ độc Thời gian xuất hiện triệu chứng: 30 phút đến 6 giờ sau khi ăn Sau khoảng vài giờ tới 1 ngày xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa có thể gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, viêm dạ dày xuất huyết và chán ăn. .
Trường hợp nặng các triệu chứng bao gồm lẫn lộn, rối loạn định hướng, không nói được tới vài tuần, rối loạn nhịp tim, huyết áp dao động, co giật cơ, cơn co giật toàn thân, hôn mê. Các di chứng vĩnh viễn gồm mất trí nhớ và viêm đa thần kinh ngoại vi. Có thể dẫn đến tử vong.
Một số biểu hiện của sự ngộ độc
Liều lượng gây mất trí nhớ thấp hơn mức gây độc Liều lượng gây mất trí nhớ thấp hơn mức gây độc. Mức tác dụng của việc ăn phải thấp hơn (35-70 mg/kg). Thai nhi sớm tiếp xúc với axit domoic có thể bị tổn thương khả năng nhận thức vĩnh viễn.
Biên pháp điều trị Không được gây nôn do có nguy cơ co giật. Trong những trường hợp nhiễm độc nặng với thời gian ủ bệnh ngắn, có thể rửa dạ dày sau khi đã đặt nội khí quản. Sau khi rửa có thể cho than hoạt tính vào dạ dày. Những trường hợp nặng nên theo dõi tại khoa hồi sức cấp cứu và giám sát các cơn co giật. Điều trị hoàn toàn là theo triệu chứng, chưa có thuốc chống độc đặc hiệu.
Biện pháp phòng ngừa Khi môi trường bị ô nhiễm do hiện tượng “nở hoa” của tảo độc không nên ăn những loài nhuyễn thể hai mảnh chưa được kiểm định độc tố.
Cảm ơn cô và các bạn !