KỸ NĂNG HỌC TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Slides:



Advertisements
Présentations similaires
Toutes les femmes sont belles Mọi phụ nữ đều xinh đẹp
Advertisements

IN MEMORIAM sound on & autorun QLVNCH-ARVN.
Cliquez pour avancer Raconte moi ce nom étrange et difficile à prononcer Que je porte depuis que je suis née. Tell me about this name so strange.
Ebb Tide Sigman & Maxwell Minh Ngọc Piano.
Mélodie présentée par L Thu Lên xe tin em đi, chưa bao gi bun th! Taccompagner à la gare na jamais été aussi triste ! Poème de C.T.Tưng Mis en Musique.
CA SĨ : PAOLO TUN BNG TING PHÁP VÀ TING VIT Que malgr é mon amour le tien navait pas peur Puisque ton coeur a su lenlever à mon coeur.
LYCÉE À OPTION NGUYEN THI MINH KHAI SOC TRANG
IN MEMORIAM sound on & autorun QLVNCH-ARVN.
IN MEMORIAM QLVNCH- ARVN.
Leçon 11: On s’entraîne 2: Leçon 11:. ACTIVITÉ : LES VÊTEMENTS VIENNENT DE QUELS PAYS?
BẰNG TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG VIỆT
J’ai rêvé que… Les élèves de CP A Editions Alexandre Yersin
DANH NGÔN VỀ MẸ.
Défilement à votre convenance avec fond musical  Click.
AURAI JE LE TEMPS….? T ÔI CÓ THỜI GIAN KHÔNG…? CRÉATION DE AIMÉ Tác phẩm của Aimé Nguyễn Thị Nhung phỏng dịch.
Le Vietnam est un pays fabuleux où les vestiges du passé se mêlent aux souvenirs tragiques des différentes guerres. De la ville impériale de Hanoi jusqu’au.
Entrer et écouter B ướ c vào và nghe Chaque diapositive comprend une chanson. Laissez dérouler jusqu’à la fin, ou cliquez pour avancer et entendre la.
Carte du Vietnam Superficie : km² Population : habitants Capitale : Hanoï Langue (s) officielle (s) : vietnamien Monnaie : Dong Le.
50è anniversaire du baccalauréat
Cliquez pour avancer Raconte moi ce nom étrange et difficile à prononcer Que je porte depuis que je suis née. Tell me about this name so strange.
Shanghai Shanghai habitants ville importante de Chine Shanghai est située sur la rivière Huang Pu, et se compose donc de deux parties distinctes,
Et si on s’instruisait un peu ? Un peu de culture sur ce qui se passait dans les années 1600 à Imaginez un instant comment était la vie à cette.
“Je ne peux résoudre cela...”
Hình änh lÃy trên mång “BONJOUR VIET NAM” Marc Lavoine performed by Phạm Quỳnh Anh 18 year old from Belgium Bản nhạc “Việt Nam ơi!” do Cô Phạm Quỳnh Anh.
Tiền phẫu & hậu phẫu SV Y2002A ĐHYD TPHCM. A/ Chuẩn bị tiền phẫu : Là 1 bước rất quan trọng nhưng thường bị bỏ quên. Bao gồm chuẩn bị về tâm lý và chuẩn.
Hội đồng cạnh tranh Pháp đã xử lý các vụ án cacten như thế nào
CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN !.
Nguyễn Thị Nhung phỏng dịch
Chanson: Tiễn Em "T'accompagner à la Gare"
PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN
Jacques Moreau Raconte (kể lại rằng)
Tiếng hót của loài chim Roméo Sauvé Click.
Jeannot pour les arrangements Automatique avec le Son
LAO MÀNG BỤNG Trường ĐHYD Cần Thơ Cần Thơ, tháng 8 năm 2016
Les chemins de la vie tout le long d’une promenade !
Chanson: Tiễn Em "T'accompagner à la Gare"
VIETNAM D’après des photos et des textes du web, découvrent et vous font découvrir ou revoir le.
ĐÔ ̣ NG HO ̣ C CHÂT Đ Ô ̣ C. DIỄN BIẾN CỦA CHẤT ĐỘC TRONG CƠ THỂ HẤP THỤ PHÂN BỐ CHUYỂN HÓA THẢI TRỪ
Chanson: Tiễn Em "T'accompagner à la Gare"
Interview exclusif avec Exclusive interview with
Interview exclusif avec
La Renaissance - Xuân đã về
L’aigle est l’oiseau qui possède la plus grande longévité .
Với sự giúp đỡ của NT3 Hoàng Kim Thiện
Les petites fleurs Những bông hoa nhỏ Claire De La Chevrotière.
Les petites fleurs Những bông hoa nhỏ Claire De La Chevrotière
Les petites fleurs Những bông hoa nhỏ Claire De La Chevrotière
Bonjour VietNam chào VIỆT NAM par Phạm Quỳnh Anh.
J'espère Nhạc và Lời: Marc Lavoine Marc Lavoine
Bs Huỳnh Mạnh Nhi Khoa Nhi, BVCTCHTPHCM 03 Oct 2007
Les chemins de la vie tout le long d’une promenade !
Với sự giúp đỡ của NT3 Hoàng Kim Thiện
Prends le temps de choisir tes amis…
Thư viện Diên Hồng trân trọng giới thiệu
Un Enfant … Trẻ thơ.
“BONJOUR VIET NAM” Marc Lavoine “Mến chàoViệt Nam!”
Yêu thương và được yêu thương
LÊ VĂN LÂN XIN MƯỢN LỜI CA PHÁP
V I E I L L I R Già đi.
Những vấn đề chính yếu khi đọc Xquang ngực thẳng
Voyage spirituel en Asie Du Ngoạn Thần Triết Đông Phương
ẢNH HƯỞNG CỦA MÀU SẮC BẠN NÊN BIẾT SỬ DỤNG MÀU SẮC ĐỂ TĂNG THÊM SỰ THOẢI MÁI THỂ LÝ, TINH THẦN VÀ THIÊNG LIÊNG !
Níu lấy thời gian. Níu lấy thời gian Prends le temps écoute le vent Il te dira que les rêves bien trop tôt s'achèvent Hãy dành thời gian nghe gió.
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Báo cáo viên: TS.Tưởng Duy Hải Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
La Renaissance - Xuân đã về Texte écrit par Pierrette Gagnon Beaulieu
Hoa & Ca dao.
Toutes les femmes sont belles Mọi phụ nữ đều xinh đẹp
Le temps qu' il nous reste
Rối Loạn Nước và điện giải Tổ 3- 16YC. Mục Tiêu Chung Nắm được vai trò của nước và các chất điện giải trong cơ thể Trình bày được một số rối loạn điện.
Transcription de la présentation:

KỸ NĂNG HỌC TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Người trình bày: ThS. Vũ Thanh Hiếu Giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh Đại học Mở TP.HCM

Giới thiệu Thời gian học: Phương pháp học: Tài liệu học: Lý thuyết: 8 tiết Phương pháp học: Giảng viên trình bày lý thuyết trên lớp Sinh viên chia thành các nhóm học tập, từ 7 - 10 sinh viên, để tham gia các chủ đề thảo luận, bài tập nhóm Tài liệu học: Sách: Kỹ năng học tập và phương pháp nghiên cứu khoa học, trường Đại học Mở TP.HCM Hình thức đánh giá: Kiểm tra cuối kỳ: bài thi viết (2 câu hỏi – 60 phút)

Mục tiêu Giới thiệu cho sinh viên về học tập ở bậc đại học Hướng dẫn cho sinh viên một số kỹ năng căn bản để phục vụ cho hoạt động học tập ở bậc đại học Giới thiệu cho sinh viên về khoa học và nghiên cứu khoa học

Nội dung Học tập ở bậc đại học Thay đổi và thích nghi với sự thay đổi Thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch Quản lý thời gian Các kỹ năng căn bản Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng ghi chép Kỹ năng đọc (tài liệu) Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng viết báo cáo và tiểu luận Kỹ năng trình bày Khoa học và nghiên cứu khoa học Khoa học Nghiên cứu khoa học Các phương pháp nghiên cứu khoa học

Phần 1 Nhận biết thay đổi và thích nghi với sự thay đổi Thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch Quản lý thời gian

Nhận biết sự thay đổi và thích nghi với sự thay đổi Tại sao các anh chị lại lựa chọn học đại học??? Để có bộ hồ sơ nhân sự hoàn chỉnh (chuẩn hóa cán bộ) Để được thăng tiến trong công việc Để được trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng Để theo đuổi một lĩnh vực, nghề mà mình yêu thích Để có cơ hội tìm kiếm các công việc việc khác, có mức lương cao hơn Để…… Cuộc sống là sự thay đổi và dịch chuyển không ngừng

1.Những thay đổi khi học tập ở bậc đại học, cao đẳng Sự tự do Thời gian Cách học Khả năng học tập Khối lượng công việc Kiến thức (công thức 1-2) Quản lý thời gian (lịch làm việc) Phong cách giảng dạy Mối quan hệ (khám phá, hợp tác) Chia nhóm, thảo luận nhóm Chủ động học tập (tìm kiếm và khai thác) Thành phần sinh viên Tuổi tác Văn hóa (tôn giáo, vùng miền, kinh tế..) Nhận thức

2.Đặc tính chung của sự thay đổi Thay đổi không dễ dàng Thay đổi gặp phải sự cản trở, cưỡng lại Thay đổi tạo ra môi trường mới Thay đổi cần can đảm

3.Thích ứng với sự thay đổi Phản kháng Chấp nhận và thích nghi Chủ động thay đổi

4.Học tập để chủ động thay đổi Tham gia vào sự thay đổi Chủ động giao tiếp, trao đổi với mọi người Loại bỏ những điều không cần thiết cho sự thay đổi Yêu cầu sự giúp đỡ và chia sẻ Nhận thức thay đổi là để phát triển Hướng tới kết quả của sự thay đổi Suy nghĩ cởi mở và lạc quan

4.Học tập để chủ động thay đổi Kiến thức Tiếp nhận Phản hồi (đáp lại) Nhận xét (đánh giá) Tổ chức (sắp xếp) Hình thành phong cách Thái độ Biết Hiểu Vận dụng Phân tích Tổng hợp Đánh giá Hành vi Nhận thức Tập hợp kỹ năng Phản ứng có hướng dẫn Hình thành cơ chế Thành thạo

Thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch Tại sao phải thiết lập mục tiêu??? Mục tiêu đem lại ý nghĩa cho cuộc sống Mục tiêu thúc đẩy con người phát triển Mục tiêu giúp con người định hình tương lai (sự phát triển cá nhân) Mục tiêu giúp con người đạt được sự thành công

Tiger Woods Sinh năm 1975 Mục tiêu: trở thành VĐV chơi golf giỏi nhất thế giới – mục tiêu được thiết lập năm 8 tuổi Kết quả: năm 24 tuổi đã trở thành nhà vô địch thế giới Steven Spielberg Sinh năm 1946 Mục tiêu: trở thành đạo diễn giỏi nhất thế giới – mục tiêu được thiết lập năm 12 tuổi Kết quả: năm 36 tuổi, được Viện Hàn lâm Điện ảnh Hoa Kỳ bầu chọn là đạo diễn thành công nhất trong lịch sử điện ảnh Hoa Kỳ Bill Clinton Mục tiêu: trở thành tổng thống Hoa Kỳ - mục tiêu được thiết lập năm 10 tuổi Kết quả: năm 46 tuổi, được bầu là tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ, được bầu làm tổng thống 2 nhiệm kỳ

1.Quá trình thiết lập mục tiêu Viết cụ thể những mục tiêu ta muốn Lý do của việc đặt ra mục tiêu, ích lợi Xây dựng kế hoạch hành động, ấn định thời gian Tiếp thêm cảm xúc cho mục tiêu Thực hiện ngay mục tiêu

2.Đặc tính của mục tiêu Mục tiêu Cụ thể Đo lường được Khả thi Phù hợp Có thời hạn SMART Specific Measurable Achievable Relevant Timed

2.Đặc tính của mục tiêu Cụ thể Đo lường Khả thi Phù hợp Thời hạn Mục tiêu cần xác định đích đến, kết quả Đo lường Mục tiêu cần tránh sự chung chung, mơ hồ Khả thi Mục tiêu nằm trong khả năng đạt được Phù hợp Mục tiêu nằm trong tổng thể phát triển của cá nhân Thời hạn Xác định được thời hạn hoàn thành mục tiêu

3.Các mục tiêu trong cuộc sống Học tập Cộng đồng Nghề nghiệp Gia đình Tôn giáo Sở thích

4.Lựa chọn mục tiêu Giá trị Mục đích Động viên Mục tiêu

5.Lập kế hoạch Những câu hỏi cần đặt ra Mục tiêu .……….. Việc gì? Tại sao phải làm? Làm như thế nào? Thời hạn? Nơi thực hiện? Mục tiêu .……….. Kế hoạch …………. ………….. Hành động …………...

Mục tiêu Kế hoạch Hành động Đạt điểm 8 môn học KNHT và PPNCKH Ôn tập bài cũ: 30 phút dành để ôn lại bài cũ Chuẩn bị bài mới: 30 phút để chuẩn bị bài mới Luyện tập kỹ năng: 30 phút để rèn luyện các kỹ năng Hành động Bắt đầu tiến hành từ ngày 25/9/2011, vào các ngày thứ 3 và thứ năm hàng tuần.

Thực hiện kế hoạch Kế hoạch ban đầu Mục tiêu Tương lai Kết quả Hiện tại Nguồn lực Mục tiêu Tương lai

Câu hỏi thảo luận Câu 1: Theo các anh chị, có những thay đổi gì đã xảy ra từ khi các anh chị tham gia chương trình Vừa học, vừa làm của Trường Đại học Mở TP.HCM ? Gợi ý những thay đổi đang diễn ra xung quanh như: Về gia đình, người thân (cha mẹ, anh chị em…) Về bạn bè (mối quan hệ bạn cũ, bạn mới…) Về môi trường sống (cuộc sống sinh viên, giảng dạy, học tập…) Về bản thân (vị trí của bản thân, sự trưởng thành của bản thân…) Câu 2: Anh chị hãy thiết lập mục tiêu học tập cho bản thân. Căn cứ vào mục tiêu đã được thiết lập, anh chị hãy xây dựng kế hoạch cá nhân để có thể đạt được mục tiêu nói trên Gợi ý: Anh chị có thể thiết lập mục tiêu trong học tập bậc Đại học tại trường Đại học Mở (học kỳ, năm học, khoá học…) và học ngoại ngữ, học tin học… Gắn kết mục tiêu học tập với các mục tiêu khác trong cuộc sống sinh viên (vui chơi, du lịch, thực tập, làm thêm, trao đổi văn hoá, đọc sách…) Xây dựng kế hoạch trên cơ sở các mục tiêu đã thiết lập.

Quản lý thời gian Tìm hiểu vai trò của quản lý thời gian Phân tích các “cạm bẫy” thời gian thường gặp phải và cách để giải quyết chúng Lập kế hoạch quản lý thời gian để học tập và làm việc hiệu quả

1.Khái niệm về thời gian Thời gian là cơ hội bằng nhau cho tất cả mọi người (24 giờ/ngày – 168 giờ/tuần) Thời gian khó nắm bắt và dễ bỏ qua Thời gian là nguồn tài nguyên không khôi phục lại được Thời gian dường như trôi đi với tốc độ khác nhau

2.Tầm quan trọng của quản lý thời gian Có một ngày làm việc dài hơn Làm việc nhiều hơn (sử dụng thời gian ít hơn và nghỉ ngơi nhiều hơn) Sử dụng thời gian hợp lý để tạo ra thời gian

3.Ích lợi của quản lý thời gian Quản lý thời gian tốt Xác định thứ tự ưu tiên trong công việc Tránh được “cạm bẫy” thời gian Chủ động trước các cơ hội Tránh xung đột về thời gian Giúp chúng ta chủ động trong công việc Giúp chúng ta đánh giá được tiến độ thực hiện công việc Giúp chúng ta quản lý thời gian khoa học Giúp chúng ta thấy được “bức tranh” toàn cảnh…

4.Cạm bẫy thời gian Ngày làm việc kéo dài “ban ngày không làm việc thì ban đêm làm việc” Trì hoãn “để ngày mai hãy làm” Hội chứng bàn làm việc “muốn làm tất cả các việc cùng một lúc”

4.Cạm bẫy thời gian Ngày làm việc kéo dài Hiệu quả công việc giảm sút Áp lực công việc tăng cao Sức khỏe giảm sút Căng thẳng thần kinh (stress)…

4.Cạm bẫy thời gian Lập kế hoạch thực hiện công việc, thực hiện đúng kế hoạch Lựa chọn thứ tự ưu tiên trong công việc Thực hiện công việc hướng đến kết quả cụ thể

4.Cạm bẫy thời gian Trì hoãn Mức độ khẩn cấp gia tăng Giải quyết công việc khẩn cấp thường có kết quả không cao, nhiều sai sót Đánh mất nhiều cơ hội khác Căng thẳng thần kinh (stress)…

4.Cạm bẫy thời gian Đừng lẩn tránh thực hiện những công việc khó, không ưu thích Tập trung vào một công việc duy nhất trong một lịch trình nhất định Tự xác định thời gian và thời hạn hoàn thành, tuân thủ điều đó

4.Cạm bẫy thời gian Hội chứng bàn làm việc Để tất cả giấy tờ, tài liệu lên bàn để làm việc, giải quyết Mong muốn làm nhiều việc trong cùng một khoảng thời gian Để tìm được tài liệu, giấy tờ cần giải quyết, chúng ta mất quá nhiều thời gian. Thậm chí khi tìm được, chúng ta quên mất là định làm gì (suy nghĩ – cách giải quyết, thực hiện)

4.Cạm bẫy thời gian Phân loại tài liệu, để đúng chỗ, sắp xếp theo thứ tự công việc cần ưu tiên giải quyết (màu sắc, tủ, kệ đựng..) Loại bỏ những tài liệu không cần thiết cho việc giải quyết một công việc cụ thể Đặt sọt rác trong tầm tay

5.Quản lý thời gian Kiểm soát tốt hơn, cách chúng ta sử dụng thời gian Đưa ra những quyết định hợp lý về cách chúng ta sử dụng thời gian Tạo thành một thói quen quản lý thời gian cá nhân một cách khoa học

5.Quản lý thời gian Kiểm kê thời gian sử dụng Lập kế hoạch sử dụng thời gian Điều chỉnh thói quen sử dụng thời gian

5.Quản lý thời gian Kiểm kê thời gian 1 Ghi chép lại những công việc thực hiện và thời gian thực hiện trong ngày/tuần/tháng… 2 Phân loại công việc (chưa làm/dở dang/hoàn thành) Xếp loại ưu tiên (thấp/trung bình/cao) 3 Phân tích thói quen sử dụng thời gian hiện tại Nhận xét về quản lý thời gian hiện nay

Kiểm kê thời gian của Linda Kiều TG sử dụng Hoạt động- mô tả Đánh giá BÑ KT 5:45 6:15 :30 Mặc quần áo Dán tóm tắt môn kinh tế vi mô, công thức toán CC lên gương để ôn trong lúc đánh răng… 6:40 :25 Ăn sáng 10:30 3:45 Giờ học ở trường 11:45 1:15 Không làm gì cả Nghỉ quá nhiều, xem lại bài học trên trường 12:20 :35 Ăn trưa 14:30 2:10 Ngủ trưa Nên điều tiết thời gian, học các bài có liên quan: kinh tế vi mô, quản trị học, toán cao cấp… 16:00 1:30 Ñoïc saùch Nên đọc các sách tham khảo liên quan đến môn học 17:00 1:00 Vệ sinh cá nhân Cần rút ngắn lại

Kiểm kê thời gian của Linda Kiều TG sử dụng Hoạt động - mô tả Đánh giá BÑ KT 17:00 17:30 :30 Ăn chiều 17:45 19:00 1:15 Học Anh văn 22:00 3:00 Xem TV+ tán gẫu Nghiên cứu thêm tài liệu + làm thêm 23:00 1:00 Học bài 5:45 6:45 Ngủ Ngủ sớm hơn và dậy sớm hơn để tập thể dục

5.Quản lý thời gian Lập kế hoạch sử dụng thời gian 1 Lập danh sách những công việc cần làm (ngày/tuần/tháng/quý/năm…) 2 Xác định thứ tự ưu tiên của các công việc (thấp/trung bình/cao…) 3 Xây dựng một bản kế hoạch sử dụng thời gian

Lập kế hoạch sử dụng thời gian của Linda Kiều – Bước 1 Linda Kiều nghĩ xem tất cả các công việc cần phải làm trong một ngày/tuần….và viết ra giấy Linda Kiều bổ sung thêm những việc cần phải làm mà chưa nghĩ ra hết Linda Kiều chia nhỏ những công việc mất nhiều thời gian (để hoàn thành) thành các giai đoạn

Lập kế hoạch sử dụng thời gian của Linda Kiều – Bước 2 STT COÂNG VIEÄC THÔØI GIAN THÔØI HAÏN MÖÙC ÑOÄ ÖU TIEÂN 1. Noäp baøi moân KN - PPHT 20/2/2011 24/2/2011 - Ñeán thö vieän - Vieát daøn baøi - Vieát nhaùp ngaén 2. Moân toaùn CC 25/2/2011 - Chöông 4 - Chöông 5 - Hoïc ñeå kieåm tra 3. Caù nhaân - Goïi ñieän chuùc SN anh Tomy - Mua ít ñoà duøng - Traû saùch thö vieän

Lập kế hoạch sử dụng thời gian của Linda Kiều – Bước 2 STT COÂNG VIEÄC THÔØI GIAN THÔØI HAÏN MÖÙC ÑOÄ ÖU TIEÂN 1. Noäp baøi moân KN - PPHT 18/9/2011 23/9/2011 - Ñeán thö vieän Cao - Vieát daøn baøi Trung bình - Vieát nhaùp ngaén Thấp 2. Moân toaùn CC - Chöông 4 - Chöông 5 - Hoïc ñeå kieåm tra 3. Caù nhaân - Goïi ñieän chuùc SN anh Tomy - Mua ít ñoà duøng - Traû saùch thö vieän

Lập kế hoạch sử dụng thời gian của Linda Kiều – Bước 3 Đến thư viện tìm tài liệu + trả sách 11g Gọi điện chúc mừng SN anh Tomy 13g Giải bài tập toán CC chương 4 15g Đọc toán CC chương 5 ..17g Đi mua đồ ...18g Viết đề cương môn KN và PPHT ...19g Chuẩn bị kiểm tra ...22g Viết bản nháp bài tập KN và PPHT

5.Quản lý thời gian Điều chỉnh thói quen sử dụng thời gian 1 Tuân thủ kế hoạch sử dụng thời gian đã được lập ra 2 Ghi chép lại cách thức sử dụng thời gian đã sử dụng, để đặt ra thời hạn hoàn thành nhanh hơn… 3 Phân tích kế hoạch sử dụng thời gian Tìm ra cách thức bố trí, lập kế hoạch khoa học nhất

6.Giải quyết các công việc ngoài kế hoạch Phân loại theo thứ tự ưu tiên Không khẩn cấp, không quan trọng Không cần giải quyết Không khẩn cấp, quan trọng Bổ sung vào lịch làm việc Khẩn cấp, không quan trọng Giải quyết nhanh, hoãn lại hoặc từ chối Khẩn cấp, quan trọng Giải quyết ngay

Phần 2 Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng ghi chép Kỹ năng đọc (tài liệu) Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng viết báo cáo và tiểu luận Kỹ năng trình bày

1.Kỹ năng lắng nghe Tại sao phải lắng nghe? Thiết lập mối quan hệ giữa con người với con người Giúp con người tồn tại và phát triển Mang lại kiến thức cho con người Giải trí

Khảo sát về thời gian sử dụng các kỹ năng Joshua D. Guilar - 2008

“Ba tuổi đủ để học nói, nhưng cả cuộc đời không đủ để biết lắng nghe” So sánh các kỹ năng “Ba tuổi đủ để học nói, nhưng cả cuộc đời không đủ để biết lắng nghe” Ngạn ngữ cổ

Phân biệt giữa Nghe và Lắng nghe Tự nhiên Không cần thực hành Không chú tâm (nghe mà không biết tiếng động, nguồn…) Lắng nghe Cần có hướng dẫn Cần có thực hành (luyện tập) Cần có suy nghĩ (lắng nghe tiếng động, cố gắng xác định nguồn, loại tiếng động….)

Phân biệt giữa Nghe và Lắng nghe Sóng âm Màng nhĩ Não Nghĩa Nghe Lắng nghe Lắng nghe là sự nỗ lực để nghe một điều gì đó, tập trung và chú ý (Chú ý - Hiểu - Hồi đáp - Ghi nhớ)

Lắng nghe có tính xây dựng Các cấp độ lắng nghe Lắng nghe có tính xây dựng Tâm trạng tập trung Tìm hiểu những thông tin giúp ích cho cuộc sống và học tập… Lắng nghe khách quan Tâm trạng cởi mở Tiếp nhận thông tin Lắng nghe có mục đích Nhận biết các tình huống khác nhau

Quy trình lắng nghe (ROAR) Tiếp nhận thông tin Tổ chức và phân loại thông tin Tìm hiểu ý nghĩa thông tin Phản ứng

Tiếp nhận thông tin (receiving) 1 Loại bỏ những sao lãng trong lúc trao đổi, nói chuyện, tránh cắt ngang 2 Tập trung chú ý vào giao tiếp không lời 3 Tập trung vào những điều đang nói tại thời điểm nói chuyện 4 Lắng nghe những điều được nói, xem có vấn đề quan trọng nào có thể bị bỏ qua

Tổ chức và phân loại thông tin (Organizing) 1 Ngồi thẳng đối diện hay đứng cạnh người nói để chúng ta có thể tập trung tốt 2 Nhìn thẳng người đang nói; lắng nghe bằng mắt và tai 3 Cố gắng xây dựng hình ảnh về những điều được nói ra

Tìm hiểu ý nghĩa (Assigning) 1 Liên kết thông tin với những điều mình đã biết 2 Đặt câu hỏi để chắc chắn rằng không có sự hiểu lầm (ngôn ngữ, từ ngữ) 3 Nhận biết ý chính về những điều đang được trình bày 4 Cố gắng tóm tắt thông tin thành những “tập tin nhỏ” để nhớ, lập lại thông tin

Phản ứng (Reacting) 1 Đặt cảm xúc của mình ra bên ngoài, đừng phán đoán 2 Tránh phản ứng quá mạnh 3 Tránh đưa ra kết luận quá nhanh 4 Đặt câu hỏi: “Thông tin này giúp chúng ta như thế nào?”

Những cản trở khi lắng nghe Vội đánh giá, xét đoán Người nghe tự động cắt ngang vấn đề đang nói Vừa nghe, vừa nói Người nghe chưa nghe hết đã nói Cảm xúc Người nghe bị tác động về tâm lý như lo lắng, sợ hãi, tức giận

Vội đánh giá, xét đoán 1 Không lắng nghe những điều không thích 2 Không lắng nghe khi chúng ta không đồng ý với thông tin 3 Tranh luận với người nói về thông tin 4 Không lắng nghe người mình không thích 5 Ra quyết định về thông tin trước khi chúng ta hiểu về ý nghĩa của nó

Khắc phục việc vội đánh giá, xét đoán Lắng nghe thông tin có giá trị Lắng nghe thông điệp, không phải người truyền thông điệp Cố gắng loại bỏ những rào cản về văn hóa, môi trường

Vừa nghe, vừa nói 1 Thường cắt ngang lời người khác đang nói để nói những gì mình muốn 2 Suy nghĩ về phần trình bày của mình tiếp theo trong khi những người khác đang nói 3 Nghĩ lan man trong khi người khác nói 4 Trả lời câu hỏi của mình tự đặt ra 5 Trả lời câu hỏi dành cho người khác

Khắc phục việc vừa nghe, vừa nói Buộc mình phải im lặng trong lúc người khác đang nói. Đặt một câu hỏi (để làm rõ thêm nội dung đang trình bày) Lắng nghe họ trả lời.

Cảm xúc 1 Cảm thấy tức giận trước khi nghe hết toàn bộ câu chuyện 2 Tìm những thông điệp nghĩa bóng hay ẩn ý trong thông tin 3 Ý kiến về thông tin của chúng ta dựa trên những gì những người khác đang nói hoặc đang làm 4 Tin tưởng vào thông tin từ những người chúng ta thích hoặc tôn trọng.

Khắc phục cảm xúc Biết mình cảm thấy như thế nào trước khi bắt đầu lắng nghe Tập trung vào thông điệp; xác định sử dụng thông tin như thế nào Tạo dựng hình ảnh tích cực về thông điệp chúng ta đang nghe

Những lưu ý khi lắng nghe bài giảng Từ hoặc thành ngữ quan trọng Thêm vào đó Quan trọng hơn cả Chúng ta còn gặp vấn đề này một lần nữa Ví dụ Trái lại Nói cách khác So với Trên tất cả Kết quả là Cuối cùng Hơn thế nữa Bởi vì Vấn đề chủ yếu Để minh họa Những đặc trưng Do đó

Những lưu ý khi lắng nghe bài giảng Viết lên bảng Sử dụng đèn chiếu Vẽ đồ thị Sử dụng hình ảnh Lên giọng hay thay đổi cách phát âm Sử dụng điệu bộ nhiều hơn bình thường

2.Kỹ năng ghi chép Tại sao phải ghi chép??? Giúp chúng ta tích cực hơn trong quá trình lắng nghe Nắm được nội dung khi ghi chép Tạo dựng hình ảnh hỗ trợ cho tài liệu học Việc học trở nên dễ dàng hơn

Đánh giá kỹ năng ghi chép bài giảng hiện nay của bạn Câu 1: TÔI THƯỜNG SỬ DỤNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHI GHI BÀI GIẢNG Thang điểm : 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Không đồng ý, không phản đối 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý

Đánh giá kỹ năng ghi chép bài giảng hiện nay của bạn Câu 2: TÔI THƯỜNG TÓM TẮT LẠI BÀI GIẢNG SAU GIỜ HỌC TRÊN LỚP Thang điểm : 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Không đồng ý, không phản đối 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý

Đánh giá kỹ năng ghi chép bài giảng hiện nay của bạn Câu 3: TÔI THƯỜNG SỬ DỤNG CÁC KÝ HIỆU TRONG KHI GHI BÀI GIẢNG Thang điểm : 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Không đồng ý, không phản đối 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý

Đánh giá kỹ năng ghi chép bài giảng hiện nay của bạn Câu 4: TÔI THƯỜNG HỎI GIẢNG VIÊN KHI KHÔNG HIỂU BÀI Thang điểm : 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Không đồng ý, không phản đối 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý

Đánh giá kỹ năng ghi chép bài giảng hiện nay của bạn Câu 5: TÔI THƯỜNG LẮNG NGHE BÀI GIẢNG TRONG GIỜ HỌC Thang điểm : 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Không đồng ý, không phản đối 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý

Đánh giá kỹ năng ghi chép bài giảng hiện nay của bạn Để có thể thành công thì … 00 – 05 Bạn phải thay đổi rất nhiều (Extensive changes) 06 – 10 Bạn cần thay đổi khá nhiều (Substantial changes) 11 – 15 Bạn cần thay đổi nhiều (Considrerable changes) 16 – 20 Bạn cần thay đổi có mức độ (Moderate changes) 21 – 25 Bạn chỉ cần điều chỉnh một phần nhỏ (Minor changes)

Lưu ý khi thực hiện kỹ năng ghi chép Tham dự lớp học Đến lớp có sự chuẩn bị ở nhà Mang sách học đến lớp Đặt câu hỏi và tham gia vào lớp học

Quy trình ghi chép L - STAR Lắng nghe (Listening) Viết ra giấy (Setting it down) Diễn giải (Translating) Phân tích (Analysing) Ghi nhớ (Remembering)

Lắng nghe (Listening) 1 Đọc tài liệu trước khi lên lớp Chuẩn bị dàn bài 2 Chọn vị trí ngồi trong phòng học, giảng đường 3 Chú ý đến giao tiếp phi ngôn ngữ 4 Tích cực thảo luận, trao đổi và đặt câu hỏi 5 Đề nghị giảng viên giảm tốc độ (nếu nói quá nhanh)

Viết ra giấy (Setting it down) 1 Làm quen với cấu trúc bài giảng của giảng viên 2 Ghi ý chính chứ không nên cố gắng ghi hết toàn bộ lời giảng của giảng viên 3 Sử dụng các ký hiệu và chữ viết tắt 4 Đề nghị giảng viên nhắc lại, nếu nội dung nghe chưa rõ

Các biểu tượng viết tắt w/ với (with) = bằng < nhỏ hơn % phần trăm + thêm vào * Quan trọng vd ví dụ ? Câu hỏi o không ≠ khác nhau > lớn hơn # con số ^ tăng lên - giảm bớt …. vân vân vs đối với “ đoạn trích

Diễn giải (Translating) 1 Chỉnh sửa, bổ sung, diễn giải nội dung ghi chép 2 Làm ngay sau khi kết thúc buổi học 3 Trao đổi với nhóm học tập 4 Trao đổi với giảng viên

Phân tích (Analysing) Chủ đề của bài giảng Mục tiêu của bài giảng 1 Chủ đề của bài giảng 2 Mục tiêu của bài giảng 3 Nội dung chính của bài giảng 4 Ý nghĩa của từng phần 5 Tại sao cần ghi nhớ

Ghi nhớ (Remembering) Xem xét lại toàn bộ nội dung đã ghi chép 1 Xem xét lại toàn bộ nội dung đã ghi chép 2 Bổ sung các nội dung còn thiếu, chú thích 3 Ghi nhớ những gì đã ghi chép được

Nguyên tắc ghi chép cơ bản 1 Đề ngày, tháng ghi chép 2 Đặt tựa đề ghi chép 3 Mỗi môn cần vở ghi chép riêng 4 Chép lại các thông tin được viết trên bảng, các sơ đồ, hình vẽ 5 Tổ chức sắp xếp và xem lại phần ghi chép trong ngày 6 Đừng viết nguệch ngoạc 7 Sử dụng hệ thống viết tắt 8 Liên hệ phần tài liệu với ghi chép phù hợp

Các kỹ thuật ghi chép cơ bản Kỹ thuật ghi đề cương (Outline technique) Kỹ thuật Cornell (Cornell technique) Kỹ thuật ghi bản đồ (Mapping technique)

Kỹ thuật ghi đề cương Quy trình lắng nghe (ROAR) A.Tiếp nhận (receiving) 1. Âm thanh 2. Nghe thông tin B.Sắp xếp và tập trung (organizing) 1. Chọn cách lắng nghe tích cực 2. Quan sát C.Tìm hiểu ý nghĩa (analysing) 1…. 2….. D.Phản ứng (reacting) …..

Kỹ thuật ghi Cornell Ghi chép ở phần này Ngày Trang Sau giờ học, đặt câu hỏi trong phần này Ghi chép ở phần này

Kỹ thuật ghi kiểu bản đồ

Nếu ghi chép không kịp Giơ tay và đề nghị giảng viên lập lại Yêu cầu thầy giáo nói chậm lại Để khoảng trống và điền vào sau giờ học Gặp giảng viên ngay sau khi kết thúc lớp học Hình thành nhóm ghi chép Đừng dựa ghi chép của bạn kế bên hay hỏi họ Tập luyện thêm kỹ năng ghi chép

Bài làm cá nhân * Sinh viên ghi chép lại nội dung bài giảng “kỹ năng lắng nghe” theo một trong các kỹ thuật ghi chép đã học. - Kỹ thuật ghi đề cương - Kỹ thuật ghi Cornell - Kỹ thuật ghi bản đồ

3.Kỹ năng đọc (tài liệu) Tại sao phải đọc tài liệu??? Bổ sung thêm kiến thức Tìm kiếm thông tin (phục vụ cho bài viết, thảo luận) Giải trí

Kiểm tra tốc độ đọc

Tốc độ đọc có thể hiểu được Ví dụ: Đọc 300 từ với khoảng thời gian như sau: < 30 giây: rất nhanh 31-45 giây: nhanh 40-60 giây: trung bình 61-89 giây: trung bình thấp 90-119 giây: chậm >= 120 giây: quá chậm

Tốc độ đọc Wpm John Frank Kennedy 92

Biết cách đọc và không biết cách đọc Người biết cách đọc Đọc có mục đích Đọc và suy nghĩ Đọc trọng tâm và đặt câu hỏi Đọc nhiều loại sách, tạp chí, báo Thích đọc và coi việc đọc sách là công cụ quan trọng để hoàn thiện mình Người không biết cách đọc Đọc nhưng không có lý do Lạc hướng trong tình trạng rối ren từ ngữ Cố gắng ‘nuốt’ mọi thứ mình đọc Là một độc giả theo đường mòn Không thích đọc

Những yếu tố làm giảm tốc độ đọc 1 Nói lớn hay lẩm nhẩm trong lúc đọc 2 Sử dụng ngón tay để đi theo các từ, di chuyển đầu trong lúc đọc 3 Áp dụng cách đọc không phù hợp với tài liệu đọc

Những kỹ năng giúp tăng tốc độ đọc 1 Tập trung và chú ý 2 Loại bỏ những tác động gây mất tập trung bên ngoài 3 Tìm môi trường gọn gàng và thoải mái 4 Cố gắng nắm các khái niệm thay vì cố hiểu mọi ý chi tiết 5 Nếu có thói quen nhẩm trong khi đọc thì áp dụng cách đọc ngậm một vật trong lúc đọc

Luyện tập sức chú ý Chọn một bài đọc khoảng 1400 chữ Ngồi vào bàn, chân duỗi thẳng, mắt nhìn thẳng, thở đều, bình tĩnh, bỏ hết các suy nghĩ linh tinh. Nhìn vào một điểm trong bài đọc- ‘điểm xanh’ tưởng tượng 10 phút Nhắm mắt lại xuất hiện ảo giác (đây là hình ảnh cuối cùng của thị giác) Mở rộng tầm nhìn của điểm xanh.

Mục đích khi đọc Nắm bắt một thông điệp nào đó Tìm những chi tiết quan trọng Trả lời câu hỏi cụ thể Đánh giá những điều chúng ta đọc Áp dụng những điều chúng ta đọc Để giải trí

Mục đích đọc xác định phương pháp đọc Đọc tham khảo Đọc tập trung Đọc giải trí

Mục đích đọc xác định phương pháp đọc (tt) Loại tài liệu Mục đích đọc Phương pháp đọc Quảng cáo Để mua xe, mua nhà Tham khảo nhanh Sách giáo trình Phương pháp học tập bậc Đại học Tập trung Tin tức thể thao Thư giãn đầu óc Giải trí

Tìm những vấn đề quan trọng trong quyển sách 1 Mục lục 2 Lời nói đầu (lời giới thiệu) 3 Phần ghi chú cuối trang 4 Phần ghi sách tham khảo 5 Phụ lục 6 Bảng chú dẫn

Tìm những vấn đề quan trọng trong từng chương 1 Tên chương và đầu đề nhỏ 2 Phần tổng kết mỗi chương 3 Hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ 4 Những thuật ngữ, các từ hay các sự kiện được đánh dấu (in đậm, in nghiên…) 5 Các câu hỏi trong từng chương

Tìm ý chính Câu chủ đề trong một đoạn văn Đoạn tóm tắt Câu hỗ trợ Vấn đề chuyển tiếp

Phương pháp đọc SQ3R Khảo sát (survey) Tựa đề, đề mục chính, phụ Chú thích bên dưới các hình ảnh, đồ thị hoặc biểu đồ Xem qua câu hỏi hoặc phần hướng dẫn đọc Đọc phần giới thiệu và kết luận Đọc phần tóm tắt

Phương pháp đọc SQ3R Câu hỏi (question) Chuyển đổi các đề tựa, đề mục chính thành câu hỏi. Đọc các câu hỏi ở cuối chương hoặc sau đề mục Hỏi giảng viên về chủ đề cần đọc Hỏi bản thân có biết chủ đề hay chưa.

Phương pháp đọc SQ3R Tìm câu trả lời cho những câu hỏi đề ra Đọc (read) Tìm câu trả lời cho những câu hỏi đề ra Đọc những lời chú thích dưới các hình ảnh, bảng biểu, đồ thị... Ghi chép những chữ, đoạn văn in đậm, gạch dưới, in nghiên Giảm tốc độ đọc với những đoạn khó Ngưng và đọc lại những phần chưa rõ Đọc và ôn lại từng phần

Phương pháp đọc SQ3R Gợi nhớ (recite) Tự hỏi mình những gì đã đọc, hoặc tóm tắt theo cách mình hiểu Ghi chép lại các ý theo cách hiểu của mình Gạch dưới, tô đậm những ý quan trọng đã đọc Sử dụng phương pháp gợi nhớ những gì đã học Tăng cường 4 khả năng học: nhìn,nói, nghe, viết

Phương pháp chia nhỏ thành từng cụm Ví dụ: 147101316192225 1 4 7 10 13 16 19 22 25 Đỉnh núi Phú sĩ cao 12365mét 12 365

Ghi chú để nhớ Slate (đá phiến) Bronze (đồng) Steel (thép) Iron (sắt) Emerald (ngọc lục bảo) Gold (vàng) Granite (đá gra-nít) Diamond (kim cương) Lead (chì) Marble (đá cẩm thạch) Steel (thép) Limestone (đá vôi) Platinum (bạch kim) Sapphire (đá sa-phia) Aluminum (nhôm) Silver (bạc) Brass (đồng thau) Ruby (đá ru-bi) Copper (mạ đồng)

Minerals Stones Metals Rare Alloys Precious Masory Platinum Aluminum Common Alloys Precious Masory Platinum Silver Gold Aluminum Copper Lead Iron Bronze Steel Brass Sapphire Emerald Diamond Ruby Limestone Granite Marble Slate

Phương pháp đọc SQ3R Xem lại (review) Xem lại các câu hỏi và cố gắng trả lời Nếu không trả lời được câu hỏi, thì quay lại các bước đọc và gợi nhớ.

Ghi chép trong lúc đọc Hệ thống tiêu chuẩn Hệ thống câu hỏi bên lề Hệ thống ghi chép riêng

Biểu tượng, đánh dấu, nhấn mạnh Cách giải thích hay mô tả Hệ thống tiêu chuẩn Biểu tượng, đánh dấu, nhấn mạnh Cách giải thích hay mô tả Gạch hai gạch Các ý chính Một gạch Phần bổ sung Khoanh tròn Các thảo luận, sự kiện, ý tưởng Ngoặc vuông đơn Nhóm 2 hoặc nhiều ý quan trọng

Hệ thống tiêu chuẩn (tt) Biểu tượng, đánh dấu, nhấn mạnh Cách giải thích hay mô tả Dấu sao (*) Các ý đặc biệt quan trọng Đóng khung Các ý chuyển tiếp Dấu hỏi Không hiểu cần hỏi giảng viên Ghi ở đầu trang hay cuối trang Ý kiến chúng ta về những điều đã đọc

Ghi chép trong lúc đọc Hệ thống chuẩn Hai gạch dưới: dùng cho từ, ý chính Một gạch dưới: những ý bổ trợ quan trọng Ghi số gần những từ được gạch dưới Dùng dấu móc vuông Dùng dấu * cho những ý đặc biệt quan trọng Khoanh tròn những từ hoặc thuật ngữ quan trọng Đóng khung: những từ chuyển tiếp, thứ tự Đặt câu hỏi ở những chỗ chưa hiểu rõ Ghi ý kiến sau khi đọc xong

Ghi chép trong lúc đọc Ví dụ: Dân số châu Âu tăng nhanh trong thế kỷ XVIII. Bệnh truyền nhiễm và nạn đói đã dần dần biến mất. Người dân châu Âu sống lâu hơn

Hệ thống câu hỏi bên lề Hướng dẫn sử dụng hệ thống câu hỏi bên lề: Đọc tổng quát Quay lại đoạn đầu tìm ý quan trọng Viết vắn tắt các câu hỏi bên lề Gạch dưới những từ khóa, câu quan trọng có thể trả lời câu hỏi bên lề

Hệ thống ghi chép tách rời Hướng dẫn sử dụng hệ thống ghi chép tách rời: Sử dụng hệ thống ghi chép Cornell Đọc xong trước khi ghi chép Chọn lọc thật kỹ Sử dụng từ ngữ của chúng ta Viết thành câu hoàn chỉnh Đừng quên những phần tài liệu có hình ảnh

Cornell Notes Tóm tắt, câu hỏi, Ý chính Name Date Class Period Cornell Notes Từ chính hay ý kiến Ngày quan trọng/người/ nơi chốn Các thông tin lập lại hay nhấn mạnh Ý kiến/ Suy nghĩ viết trên bảng, máy chiếu Thông tin từ sách học/các câu chuyện Sơ đồ, hình ảnh Công thức Ý chính Câu hỏi quan trọng (sau khi ghi chép đầy đủ) Tóm tắt, câu hỏi,

Bài làm cá nhân * Sử dụng hệ thống ghi chép Cornell để đọc và ghi chép lại 1 trong 2 bài sau: Bài 1:Chuẩn bị và thích nghi với sự thay đổi khi vào đại học Bài 2: Quản lý thời gian

4.Kỹ năng làm việc nhóm Tại sao phải làm việc (theo) nhóm??? Để tăng thêm sức mạnh Để chia sẻ kiến thức Để phục vụ mục tiêu chung…

Nhóm là gì? Nhóm Nhiều hơn một người Tác động qua lại Có sự tổ chức Có chung mục tiêu Có sự thỏa mãn, hài lòng Phụ thuộc lẫn nhau

Phân loại nhóm Nhóm Nhóm chính thức Nhóm chỉ huy Nhóm nhiệm vụ Nhóm không chính thức Nhóm lợi ích Nhóm bạn bè

Lý do hình thành nhóm Nhóm An toàn Địa vị Tự trọng Liên minh Quyền lực Mục tiêu

Các giai đoạn phát triển quan hệ

Những điều cần lưu ý khi làm việc nhóm 1 Loại bỏ cá nhân chủ nghĩa - Nhóm không còn là nhóm nếu một thành viên trở nên độc tôn 2 Chung mục tiêu - Các thành viên trong nhóm phải làm việc hướng đến cùng mục tiêu 3 Tôn trọng ý kiến cá nhân - Mỗi thành viên trong nhóm là một cá nhân và luôn luôn nên được tôn trọng 4 Hãy sử dụng sức mạnh tập thể - Tình bạn, đồng nghiệp để làm cho quan hệ của nhóm vững chắc 5 Biểu quyết số đông - Hãy giữ mọi quan hệ trong nhóm trên một nền tảng quân bình 6 Giải quyết vấn đề - Hãy tranh cãi về những vấn đề chứ không phải con người

Biện pháp để làm việc nhóm có hiệu quả Thiết lập các chuẩn mực trong nhóm Phân phối thời gian cho buổi họp Kỹ thuật ra quyết định nhóm

Thiết lập các chuẩn mực cho nhóm Chuẩn mực về thực hiện công việc Chuẩn mực về hình thức Chuẩn mực về các mối quan hệ Chuẩn mực về việc phân bổ nguồn tài nguyên

Phân phối thời gian cho cuộc họp 1 Định ra thời gian cuộc họp 2 Phân bố thời gian cho mỗi điểm được thảo luận 3 Các ý tưởng phải soạn trước để tiết kiệm thời gian trong cuộc họp

Ra quyết định theo nhóm Điểm mạnh Điểm yếu Nhiều thông tin hơn Quan điểm đa dạng Các quyết định có chất lượng hơn Tăng khả năng chấp nhận giải pháp Điểm yếu Tốn nhiều thời gian hơn Tăng áp lực buộc tuân thủ Một hai một vài thành viên áp đặt ý kiến Trách nhiệm mơ hồ

Vai trò của nhóm trưởng Đảm bảo mọi thành viên của nhóm ý thức được trách nhiệm của họ và luôn mang tính thách thức công việc của họ Khuyến khích các thành viên đóng góp nhiều nhất cho cả sứ mệnh của nhóm lẫn cho nhiệm vụ trước mắt Giám sát công việc của nhóm để đảm bảo rằng các cá nhân làm việc hướng đến mục tiêu chung Đánh giá và lập ra mục tiêu của nhóm ở mức độ phù hợp để truyền cảm hứng động viên liên tục Các nhu cầu của cá nhân được nhóm chăm lo Cố gắng tạo một môi trường làm việc trong một không khí tích cực

Tối đa hóa hiệu quả nhóm 1 Làm việc cùng nhau 2 Phân tích công việc theo nhóm 3 Vận dụng tiềm năng 4 Làm việc vì mục tiêu tập thể 5 Xác định rõ các mục tiêu của nhóm 6 Phân tích vai trò thành viên trong nhóm

5.Kỹ năng thuyết trình Thuyết trình là gì? Trình bày một cách hệ thống và sáng rõ một vấn đề trước đông người Thời gian trình bày “ngắn” Vậy thì thuyết trình, người nghe cần người nói hay người nói cần người nghe?

Hãy nghĩ đến thính giả của bạn “Người nghe" chỉ lắng nghe khoảng từ 25% - 50% thời gian Lắng nghe nhớ khoảng 12%, còn đọc nhớ khoảng 50%

Hãy nghĩ đến thính giả của bạn Hiệu quả khi sử dụng hình ảnh Khả năng lưu thông tin Vậy Thật tôi nghiệp cho người nghe ! Hãy làm gì để người nghe chịu nghe và nhớ.

THUYẾT TRÌNH THÀNH CÔNG Các yêu cầu khi thuyết trình CÁC YÊU CẦU VỀ CẤU TRÚC THUYẾT TRÌNH THÀNH CÔNG CÁC YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CÁC YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY

Các yêu cầu về cấu trúc Để thuyết trình thành công, cấu trúc của một bài trình bày nên gồm 3 phần: Phần đầu – Giới thiệu, tóm tắt những ý chính cùng lý do trình bày. Phần giữa – Nội dung chính của bài thuyết trình. Phần cuối – Kết luận và tổng kết. Ba phần này phải kết nối hợp lý với nhau nhờ đó bài thuyết trình sẽ chặt chẽ và lưu loát.

Quyết định những điều cần trình bày Liệt kê những phần trình bày Phân loại Sắp xếp Xem xét lại

Tên đề tài Tên tiêu đề 1 Tiêu đề 2 Dữ liệu Chi tiết Chi tiết Dữ liệu Tiêu đề 3

Baét ñaàu baèng boä khung Ñaày ñuû phaàn thoâng tin trình baøy Chi tieát hôn Ñaày ñuû phaàn thoâng tin trình baøy Ñieåm chính Ñieåm chính: + Ñieåm phuï ….. + Ñieåm phuï vaø ví duï + Ñieåm boå sung + Toång keát

Các yêu cầu về nội dung Để thuyết trình thành công, bài trình bày cần phải thỏa mãn các yêu cầu về nội dung trình: Phù hợp – Tập trung vào chủ đề và mục tiêu thuyết trình. Khách quan – Hỗ trợ ý tưởng trình bày bằng thông tin, các tham khảo, các tình huống cụ thể, con số, dữ kiện… Ngắn gọn – Giữ ngắn gọn tránh lạc đề.

Các yêu cầu về trình bày Để thuyết trình thành công, người trình bày phải quan tâm đến cách trình bày: Phong thái – Hãy điềm tĩnh, hợp lý và nhã nhặn; điều này giúp người nghe dễ chấp nhận ý kiến của bạn. Ngôn ngữ – Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu, thẳn thắn ; điều này sẽ giúp cho thông điệp dễ tiếp thu. Giọng nói – Phải rõ và đủ to để mọi người đều nghe; điều này giúp cho người nghe tin tưởng vào những gì bạn trình bày. Phương tiện hỗ trợ – Sử dụng bảng biểu, biểu đồ, hình ảnh để hỗ trợ. Ngôn ngữ cử chỉ – Hãy tiếp xúc bằng mắt với người nghe, tránh những cử chỉ điệu bộ gây mất tập trung.

Lập kế hoạch và chuẩn bị Thời gian chuẩn bị cho một bài thuyết trình ít nhất cũng nhiều hơn gấp 5 lần thời gian thuyết trình thật sự. Quy trình chuẩn bị cho bài thuyết trình bao gồm : Xác định mục tiêu Xác định những ý chính trình bày. Lựa chọn cấu trúc bày hợp lý. Chuẩn bị các ghi chú. Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ. Thực hành

Lập kế hoạch và chuẩn bị Bước 1 : Xác định các mục tiêu Hãy nghĩ về mục tiêu của bạn, nhu cầu của người nghe và bối cảnh của buổi thuyết trình. A. Lý do của bài thuyết trình là gì ? Bạn muốn đạt gì qua bài thuyết trình : phổ biến thông tin, vận động, phản đối … B. Người nghe là ai ? Họ có quan tâm đến vấn đề trình bày không? Hiểu biết và kinh nghiệm của họ về vấn đề này ra sao? Phương pháp tiếp cận nào phù hợp với họ? … C. Thuyết trình ở đâu ? Địa điểm thuyết trình có thuận lợi không? Bố trí bàn ghế và lối đi có phù hợp không? Có đủ trang thiết bị cần thiết không? …

Lập kế hoạch và chuẩn bị Bước 2 : Xác định các ý chính trình bày Quyết định những ý chính cần trình bày để đạt mục tiêu của buổi thuyết trình. Sử dụng công cụ mapping để xác định những ý chính. Bước 3 : Lựa chọn cấu trúc trình bày hợp lý Lựa chọn cấu trúc trình bày hợp lý với những ý chính đã xác định ở bước 1, với phần mở đầu (giới thiệu) , phần giữa (phần chính của bài thuyết trình) và với phần cuối (tổng kết và kết luận) Bước 4 : Chuẩn bị các ghi chú Phác thảo ngắn gọn những gì muốn nói để trình bày lưu loát và đủ ý. Bạn có thể ghi vắn tắt những số liệu, dữ kiện hay trích dẫn cần thiết.

Lập kế hoạch và chuẩn bị Bước 5 : Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ Lựa chọn và chuẩn bị các biểu đồ, mô hình mẫu, phim đèn chiếu và các trang thiết bị để giúp người nghe tiếp thu được nội dung trình bày. Có những điều dễ truyền đạt bằng hình ảnh hơn lời nói. Người nghe sẽ nhớ những ý chính tốt hơn qua các phương tiện hỗ trợ trực quan. Bài thuyết trình sẽ hấp dẫn và thuyết phục khi được hỗ trợ bằng hình ảnh hay những công cụ minh họa khác. Bước 6 : Thực hành Thực hành trước bài thuyết trình để dự trù thời gian trình bày, tốc độ cần thiết và các từ ngữ sử dụng. “Tôi nghe rồi sẽ quên, tôi thấy rồi sẽ nhớ, tôi làm rồi sẽ hiểu“

Dàn bài trình bày Phần 1. GIỚI THIỆU Chào người nghe. Giới thiệu cá nhân / nhóm trình bày. Mục tiêu của buổi thuyết trình. Giới thiệu chủ đề của bài thuyết trình. Cấu trúc và nội dung chính của bài thuyết trình. Giới hạn của bài thuyết trình Thời gian trình bày (nếu có thể) Các lưu ý khác.

Dàn bài trình bày Phần 2. PHẦN CHÍNH CỦA BÀI THUYẾT TRÌNH Tiến trình logic: Từ đơn giản đến phức tạp Từ cụ thể đến khái quát Các bước A, B, C Tiến trình thời gian Bắt đầu đến kết thúc So sánh và tương phản Cũ >< Mới ; Đúng >< Sai ; Hiện tại >< Tương lai … Vấn đề và giải pháp Chú ý đến từ nối và chuyển ý từ phần này sang phần khác

Dàn bài trình bày Phần 3. KẾT LUẬN Cách thức bạn mở đầu và kết luận sẽ gây ấn tượng ở người nghe. Phần mở đầu tốt sẽ làm cho người nghe thấy thích thú, chú ý và đứng về phía bạn. Phần kết luận tốt sẽ làm tăng tính thuyết phục của toàn bộ bài thuyết trình và để lại ấn tượng tốt cho người nghe. Cơ hội cuối cùng để bạn tóm lược những ý chính đã trình bày, khẳng định lại quan điểm của bạn và nhấn mạnh những gì bạn muốn thuyết phục người nghe.

Diễn tập và thuyết trình Bước 1 – Thực hành cá nhân + Lựa chọn nơi tập nói + Thử dùng các từ nối khác nhau + Bổ sung ý nếu cần thiết + Kiểm tra thời gian trình bày ở từng phần Bước 2 – Ghi âm và nghe lại + Trình bày toàn bộ và ghi âm + Nghe lại và nghĩ xem cần phải thay gì Bước 3 – Thuyết trình thử + Trình bày cho người thân, bạn bè nghe + Đề nghị họ nhận xét

Xử lý câu hỏi Phải bỏ thời gian tìm hiểu người nghe. Lắng nghe cẩn thận và nếu cần nên ghi chép hay lặp lại câu hỏi. Cảm ơn người đặt câu hỏi. Trả lời câu hỏi + Nếu có câu trả lời nên ngắn gọn và đi vào trọng tâm. + Khi trả lời hãy hướng vào người nghe, tránh trả lời cho 1 người. + Nếu cần thời gian suy nghĩ hoặc cân nhắc có thể sử dụng kỹ thuật đặc câu hỏi ngược: “Vậy theo anh/chị vấn đề này nên giải quyết như thế nào“; Hay “Tôi nghĩ nhiều bạn ở đây cũng quan tâm đến vấn đề này. Có bạn nào muốn chia sẻ không?“

Xử lý câu hỏi Trả lời câu hỏi + Nếu không thể trả lời thì phải báo cho người đặt câu hỏi biết bạn sẽ xem xét và trả lời trong thời gian cụ thể. + Đối với các câu hỏi ác ý bạn phải tập trung vào vấn đề và cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình.

Phần 3 Khoa học Nghiên cứu khoa học Sản phẩm của nghiên cứu khoa học Trình tự nghiên cứu khoa học

1.Khoa học Khoa học giúp cho loài người Khái niệm Khoa học là các tri thức, qui luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, được hình thành và phát triển không ngừng trên cơ sở thực tiễn xã hội. Khoa học giúp cho loài người Giải thích một cách đúng đắn nguồn gốc và sự phát triển của các sự kiện hiện thực xảy ra trong tự nhiên, xã hội. Phát hiện những mối liên hệ bản chất của các hiện thực. Trang bị những tri thức về quy luật khách quan của thế giới hiện thực, để từ đó con người có thể áp dụng những qui luật đó trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Hoàn thiện khả năng trí tuệ của con người, để có thế giới quan đúng đắn, xem xét sự kiện một cách biện chứng, giải phóng con người khỏi mê tín dị đoan. Tạo điều kiện để con người nâng cao quyền lực kiểm soát các lực lượng tự nhiên, giúp giảm bớt công sức lao động, làm cho đời sống con người được dễ dàng hơn.

2.Phân loại khoa học Đối tượng nghiên cứu Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Công trình nghiên cứu Khoa học lý thuyết Khoa học ứng dụng

3.Nghiên cứu khoa học Khái niệm Nghiên cứu là công trình khảo sát, nỗ lực tìm kiếm hay khám phá những sự kiện hay thông tin, kiến thức mới bằng các biện pháp có hệ thống và khoa học về một lãnh vực nghiên cứu nào đó, với mục đích mở rộng hay đào sâu hơn kiến thức về một chủ đề trong lãnh vực đã chọn. Mục đích của nghiên cứu khoa học Khám phá những kiến thức mới Giải thích lại những sự kiện cũ bằng các học thuyết mới Hiệu đính, tu chỉnh những học thuyết, định luật đã có Dựa theo những sự kiện mới tìm được để hình thành nên học thuyết hoàn hảo hơn.

4.Phân loại nghiên cứu khoa học Phân loại theo chức năng Hiện trạng Nghiên cứu mô tả Nguyên nhân Nghiên cứu giải thích Giải pháp Nghiên cứu giải pháp Nhìn trước Nghiên cứu dự báo

4.Phân loại nghiên cứu khoa học Phân loại mục đích (ứng dụng và triển khai - R&D) Lý thuyết Nghiên cứu cơ bản Vận dụng lý thuyết Nghiên cứu ứng dụng Mẫu Triển khai

Hoạt động R&D theo khái niệm của UNESCO (1) FR AR D R & R Nghiên cứu, trong đó: Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Triển khai (Thuật ngữ của Tạ Quang Bửu, nguyên Tổng Thư ký, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước)

Hoạt động R&D theo khái niệm của UNESCO (2) LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM R & Nghiên cứu cơ bản Lý thuyết Nghiên cứu ứng dụng Vận dụng lý thuyết để mô tả, giải thích , dự báo, đề xuất giải pháp D Triển khai Prototype (vật mẫu), pilot và làm thử loạt đầu (séries 0)

5.Hoạt động KH&CN gồm: Nghiên cứu và Triển khai (R&D) Chuyển giao tri thức, bao gồm chuyển giao công nghệ Phát triển công nghệ (UNESCO và UNIDO) Dịch vụ KH&CN UNESCO: Manuel pour les statistiques relatives aux activités scientifiques et techniques, 1982. De Hemptinne: Questions clées de la politique scientifique et technique, 1982 (Bản dịch tóm tắt tiếng Việt cả 2 tài liệu này của Viện Quản lý KH&KT, 1987)

Hoạt động KH&CN theo khái niệm của UNESCO (1) FR AR D T TD STS Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Triển khai (Technological Experimental Development) Chuyển giao tri thức (bao gồm CGCN) Phát triển công nghệ trong sản xuất (Technology Development) Dịch vụ khoa học và công nghệ

6.Sản phẩm nghiên cứu khoa học Nghiên cứu cơ bản: Khám phá quy luật & tạo ra các lý thuyết Nghiên cứu ứng dụng: Vận dụng lý thuyết để mô tả, giải thích, dự báo và đề xuất các giải pháp Triển khai (Technological Experimental Development; gọi tắt là Development) - Chế tác Vật mẫu : Làm Prototype - Làm Pilot: tạo công nghệ để sản xuất với Prototype - Sản xuất loạt nhỏ (Série 0) để khẳng định độ tin cậy

6.Sản phẩm nghiên cứu khoa học Phát hiện (Discovery), nhận ra cái vốn có: Quy luật xã hội: quy luật giá trị thặng dư, cung cầu… Vật thể/trường: nguyên tố radium; từ trường… Hiện tượng: trái đất quay quanh mặt trời, trái đất nóng lên... Phát minh (Discovery), nhận ra cái vốn có: Quy luật tự nhiên: định luật vạn vật hấp dẫn. Quy luật kinh tế: quy luật cung – cầu, quy luật giá trị… Sáng chế (Invention), tạo ra cái chưa từng có; mới về nguyên lý kỹ thuật và có thể áp dụng được. Máy hơi nước, bom nguyên tử, máy bay tàng hình….; Điện thoại.*

7.Trình tự trong nghiên cứu khoa học Bước 1 Lựa chọn đề tài Bước 2 Hình thành luận điểm khoa học Bước 3 Chứng minh luận điểm khoa học Bước 4 Trình bày luận điểm khoa học

Bước 1 Lựa chọn đề tài

Khái niệm đề tài nghiên cứu Đề tài là: Một hình thức tổ chức nghiên cứu: - Một nhóm nghiên cứu - Một nhiệm vụ nghiên cứu Các loại “Đề tài” - Đề tài / Dự án / Đề án - Chương trình

Các loại đề tài  Đề tài Nghiên cứu mang tính học thuật là chủ yếu  Dự án Đề tài áp dụng với thời hạn, địa điểm ấn định  Chương trình Đề tài lớn, gồm một số đề tài, dự án.  Đề án Nghiên cứu nhằm đề xuất một đề tài, dự án, chương trình

Đặt tên đề tài (1) Tên đề tài là bộ mặt của tác giả. - Tên đề tài phải thể hiện được tư tưởng khoa học của đề tài. - Tên đề tài phải được hiểu một nghĩa.

Đặt tên đề tài (2) Tránh dùng những cụm từ bất định để đặt tên đề tài, chẳng hạn: - “Phá rừng - Hiện trạng, Nguyên nhân, Giải pháp” (sai về ngôn ngữ học) - “Hội nhập – Thách thức, thời cơ” - “Một số biện pháp nhằm phát triển công nghệ nông thôn”

Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu (objective) nghiên cứu Bản chất sự vật cần làm rõ Trả lời câu hỏi: Làm cái gì? Đối tượng nghiên cứu (là) Tập hợp mục tiêu Mục đích (aim, purpose, goal) Trả lời câu hỏi: Để làm cái gì?

“Cây mục tiêu” Đối tượng nghiên cứu: Mục tiêu Cấp I Mục tiêu Cấp II Mục tiêu Cấp III Mục tiêu Cấp IV

Phạm vi nghiên cứu Lựa chọn phạm vi nghiên cứu quyết định tới: Tính tin cậy của kết quả nghiên cứu. Quỹ thời gian cần thiết cho nghiên cứu. Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu.

Các loại phạm vi nghiên cứu Các loại phạm vi cần xác định: Phạm vi của khách thể (mẫu khảo sát) Phạm vi quãng thời gian diễn biến của sự kiện (đủ nhận biết quy luật) Phạm vi giới hạn của nội dung vì hạn chế về chuyên gia và kinh phí

Mẫu khảo sát Mẫu (Đối tượng) khảo sát (sample) Mẫu được chọn từ khách thể để xem xét Khách thể (object / population) Vật mang đối tượng nghiên cứu

Bước 2 Xây dựng luận điểm khoa học

Trình tự xây dựng Luận điểm khoa học Sự kiện Mâu thuẫn Câu hỏi Câu trả lời sơ bộ Vấn đề khoa học Luận điểm khoa học Giả thuyết Khoa học

Vấn đề nghiên cứu Vấn đề khoa học = Vấn đề nghiên cứu = Câu hỏi nghiên cứu

2 lớp vấn đề nghiên cứu Luôn tồn tại 2 lớp vấn đề khoa học: Lớp vấn đề (câu hỏi) về bản chất sự vật cần làm sáng tỏ Lớp vấn đề về phương pháp chứng minh bản chất sự vật

3 tình huống vấn đề nghiên cứu Có vấn đề  Có nghiên cứu Không có vấn đề  Không có nghiên cứu Giả vấn đề (pseudo-problem)  (1) Không có vấn đề (2) Xuất hiện vấn đề khác  Có nghiên cứu khác

Phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu 1 Nhận dạng bất đồng trong tranh luận 2 Nhận dạng các vướng mắc trong hoạt động thực tế 3 Nghĩ ngược quan niệm thông thường 4 Lắng nghe người không am hiểu 5 Những câu hỏi xuất hiện bất chợt 6 Phân tích cấu trúc logic các công trình khoa học

Giả thuyết nghiên cứu Khái niệm: - Câu trả lời sơ bộ vào câu hỏi nghiên cứu - Nhận định sơ bộ / Kết luận giả định ... ... về bản chất sự vật Lưu ý: Giả thuyết (Hypothesis)  Giả thiết (Assumption) (Giả thiết = Điều kiện giả định của nghiên cứu)

Quan hệ Vấn đề - Giả thuyết Vấn đề 1 (Ví dụ: Trẻ hư tại ai?) - Giả thuyết 1.1 (Con hư tại mẹ) - Giả thuyết 1.2 (Con hư tại cha) - Giả thuyết 1.3 (Cháu hư tại bà) ..........

Bước 3 Chứng minh luận điểm khoa học

Logic của chứng minh Giả thuyết = Luận điểm cần chứng minh Chứng minh cái gì? Luận cứ = Bằng chứng để chứng minh Chứng minh bằng cái gì? Phương pháp = Cách chứng minh Chứng minh bằng cách nào? Vấn đề: Tìm kiếm luận cứ

Các bước chứng minh Giả thuyết Khoa học

2 bước: Bước 1: - Tìm luận cứ - Chứng minh bản thân luận cứ Bước 2: Sắp xếp / Tổ chức luận cứ để chứng minh giả thuyết

Luận cứ khoa học Luận cứ Phán đoán đã được chứng minh, được sử dụng làm bằng chứng để chứng minh giả thuyết Luận cứ gồm - Lý thuyết khoa học: từ nghiên cứu tài liệu - Sự kiện khoa học: từ nghiên cứu tài liệu/ quan sát/ phỏng vấn/ hội nghị/ điều tra/ thực nghiệm

Phân loại Luận cứ khoa học Có 2 loại luận cứ: Luận cứ lý thuyết = Cơ sở lý luận: Các khái niệm / phạm trù / quy luật Luận cứ thực tiễn = sự kiện thu được từ Tổng kết kinh nghiệm Chỉ đạo thí điểm các cách làm mới Phương pháp tìm kiếm luận cứ thực tiễn: quan sát / phỏng vấn / hội nghị / hội thảo điều tra / trắc nghiêm / thực nghiệm

Tóm lại: Lấy luận cứ ở đâu? Tổng kết kinh nghiệm trong hoạt động thực tế của ngành mình và nghiên cứu kinh nghiệm của ngành khác Chỉ đạo thí điểm các giải pháp mới Nghiên cứu lý luận do các nhà nghiên cứu và các đồng nghiệp đi trước đã tổng kết

Phương pháp tìm kiếm luận cứ Phỏng vấn Hội nghị Điều tra chọn mẫu Chỉ đạo thí điểm Nghiên cứu tài liệu lý luận

Phương pháp lập luận từ cái chung  đến riêng từ cái riêng  đến chung DIỄN DỊCH từ cái chung  đến riêng QUY NẠP từ cái riêng  đến chung LOẠI SUY từ cái riêng  đến riêng

Phương pháp Thu thập thông tin

Khái niệm thu thập thông tin Nghiên cứu khoa học là quá trình thu thập và chế biến thông tin Thông tin vừa là ”nguyên liệu”, vừa là “sản phẩm” của nghiên cứu khoa học

Mục đích thu thập thông tin Xác nhận lý do nghiên cứu Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu Xác định mục tiêu nghiên cứu Phát hiện vấn đề nghiên cứu Đặt giả thuyết nghiên cứu Để tìm kiếm, phát hiện,chứng minh luận cứ Cuối cùng để chứng minh giả thuyết

Quá trình thu thập thông tin: Chọn phương pháp tiếp cận Thu thập thông tin Xử lý thông tin Thực hiện các phép suy luận logic

Liên hệ logic của các bước: 1. Hình thành luận điểm khoa học: Sự kiện  Vấn đề  Giả thuyết 2. Chứng minh luận điểm khoa học  Tiếp cận (Khảo hướng),  Thu thập thông tin  Xử lý thông tin  Suy luận  Đưa ra kết luận của nghiên cứu

Các phương pháp tiếp cận KẾT LUẬN Nội quan / Ngoại quan Nội quan Lịch sử / Logic Logic Hệ thống / Cấu trúc Hệ thống Phân tích / Tổng hợp Tổng hợp Cá biệt / So sánh Cá biệt Từ dưới / Từ trên Từ trên Định lượng/Định tính Định tính

Các phương pháp thu thập thông tin Gây biến đổi trạng thái môi trường Nghiên cứu tài liệu Không Phi thực nghiệm Thực nghiệm Có Trắc nghiệm

Phương pháp Nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu Mục đích nghiên cứu tài liệu: kế thừa lý thuyết và kinh nghiệm Nghiên cứu tài liệu của đồng nghiệp Nghiên cứu tài liệu nội bộ của ta: tổng kết kinh nghiệm

Phương pháp nghiên cứu tài liệu Thu thập tài liệu Phân tích tài liệu Tổng hợp tài liệu

Thu thập tài liệu Nguồn tài liệu Tài liệu khoa học trong ngành Tài liệu khoa học ngoài ngành Tài liệu truyền thông đại chúng Cấp tài liệu Tài liệu cấp I (tài liệu sơ cấp) Tài liệu cấp II, III,… (tài liệu thứ cấp)

Phân tích tài liệu (1) Phân tích theo cấp tài liệu Tài liệu cấp I (nguyên gốc của tác giả) Tài liệu cấp II, III,… (xử lý từ tài liệu cấp trên) Phân tích tài liệu theo chuyên môn Tài liệu chuyên môn trong/ngoài ngành Tài liệu chuyên môn trong/ngoài nước Tài liệu truyền thông đại chúng

Phân tích tài liệu (2) Phân tích tài liệu theo tác giả: Tác giả trong/ngoài ngành Tác giả trong/ngoài cuộc Tác giả trong/ngoài nước Tác giả đương thời / hậu thế so với thời điểm phát sinh sự kiện

Phân tích tài liệu (3) Phân tích tài liệu theo nội dung: Đúng / Sai Thật / Giả Đủ / Thiếu Xác thực / Méo mó / Gian lận Đã xử lý / Tài liệu thô chưa qua xử lý

Phân tích tài liệu (4) Phân tích cấu trúc logic của tài liệu Luận điểm (Luận đề): (Mạnh/Yếu) (Tác giả muốn chứng minh điều gì?) Luận cứ (Bằng chứng): (Mạnh/Yếu) (Tác giả lấy cái gì để chứng minh?) Phương pháp (Luận chứng): (Tác giả chứng minh bằng cách nào?) (Mạnh/Yếu)

Tổng hợp tài liệu (1) Chỉnh lý tài liệu Thiếu: bổ túc Méo mó / Gian lận: chỉnh lý Sai: Phân tích phương pháp Sắp xếp tài liệu Đồng đại: Nhận dạng tương quan Lịch đại: Nhận dạng động thái Nhân quả: Nhận dạng tương tác.

Tổng hợp tài liệu (2) Nhận dạng các liên hệ: Liên hệ so sánh tương quan Liên hệ đẳng cấp Liên hệ động thái Liên hệ nhân quả

Tổng hợp tài liệu (3) Xử lý kết quả phân tích cấu trúc logic: Cái mạnh được sử dụng để làm: Luận cứ (để chứng minh luận điểm của ta) Phương pháp (để chứng minh luận điểm của ta) Cái yếu được sử dụng để: Nhận dạng Vấn đề mới (cho đề tài của ta) Xây dựng Luận điểm mới (cho đề tài của ta)

Phương pháp Phi thực nghiệm

Các phương pháp phi thực nghiệm  Quan sát  Phỏng vấn  Hội nghị / Hội đồng  Điều tra chọn mẫu

Phương pháp Quan sát

Phân loại quan sát Phân loại quan sát: Theo quan hệ với đối tượng bị quan sát: Quan sát khách quan Quan sát có tham dự/Nghiên cứu tham dự Theo tổ chức quan sát Quan sát định kỳ Quan sát chu kỳ Quan sát bất thường

Phương tiện quan sát - Quan sát bằng trực tiếp nghe/nhìn - Quan sát bằng phương tiện nghe nhìn phương tiện đo lường

Phương pháp Phỏng vấn

Phỏng vấn (1) Khái niệm: Phỏng vấn là quan sát gián tiếp Điều kiện thành công của phỏng vấn Thiết kế bộ câu hỏi để phỏng vấn Lựa chọn và phân tích đối tác

Phỏng vấn (2) Các hình thức phỏng vấn: Trò chuyện (thuật ngữ được sử dụng trong nghiên cứu giáo dục học) Phỏng vấn chính thức Phỏng vấn ngẫu nhiên Phỏng vấn sâu Người nghiên cứu có thể ghi âm cuộc phỏng vấn, nhưng phải có sự thỏa thuận và xin phép đối tác trước khi tiến hành phỏng vấn

Phương pháp Hội nghị

Phương pháp hội nghị (1) Bản chất: Đưa câu hỏi cho một nhóm chuyên gia thảo luận Hình thức Các loại hội nghị khoa học

Phương pháp hội nghị (2) Ưu điểm: Được nghe ý kiến tranh luận Nhược điểm: Quan điểm cá nhân chuyên gia dễ bị chi phối bởi những người: - Có tài hùng biện - Có tài ngụy biện - Có uy tín khoa học - Có địa vị xã hội cao

Tấn công não và Delphi Tấn công não (Brainstorming): Khai thác triệt để “não” chuyên gia bằng cách: Nêu câu hỏi Hạn chế thời gian trả lời hoặc số chữ viết Chống “nhiễu” để chuyên gia được tự do tư tưởng Phương pháp Delphi: Chia nhóm chuyên gia thành các nhóm nhỏ Kết quả tấn công não nhóm này được xử lý để nêu câu hỏi cho nhóm sau

Các loại hội nghị khoa học Tọa đàm 5 - 10 người; 1,5 – 2 ngày Bàn tròn Seminar 15 - 20 người; 1,5 – 2 ngày Symposium Workshop 20 - trăm người; tuần / tháng Conference 50 - ngàn người; 1,5 – 5 ngày Congress Hàng ngàn người; 1,5 – 5 ngày

Phương pháp Điều tra chọn mẫu

Điều tra chọn mẫu (1) Các công việc cần làm: Nhận dạng vấn đề (đặt câu hỏi) điều tra Đặt giả thuyết điều tra Xây dựng bảng câu hỏi Chọn mẫu điều tra Chọn kỹ thuật điều tra Chọn phương pháp xử lý kết quả điều tra

Điều tra chọn mẫu (2) Nguyên tắc xây dựng bảng câu hỏi: Cần đưa những câu hỏi một nghĩa Nên hỏi vào việc làm của đối tác Không yêu cầu đối tác đánh giá “Nhân viên ở đây có yên tâm công tác không?” Tránh đụng những chủ đề nhạy cảm “Ông/Bà đã bị can án bao giờ chưa?”

Điều tra chọn mẫu (3) Nguyên tắc chọn mẫu: Mẫu quá lớn: chi phí lớn Mẫu quá nhỏ : Thiếu tin cậy. Mẫu phải được chọn ngẫu nhiên, theo đúng chỉ dẫn về phương pháp: - Ngẫu nhiên / Ngẫu nhiên hệ thống - Ngẫu nhiên hệ thống phân tầng - v.v...

Điều tra chọn mẫu (4) Xử lý kết quả điều tra: Mẫu nhỏ nên xử lý tay Mẫu lớn xử lý trên máy với phần mềm SPSS (Statistic Package for Social Studies)

Case Study No 3 Xây dựng bảng hỏi gián tiếp Ví dụ: Tìm hiểu xem khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp theo kênh thông tin nào? Câu hỏi: Anh/chị biết đến sản phẩm A của doanh nghiệp chúng tôi từ nguồn thông tin nào? Nghe nói (bạn bè, đồng nghiệp giới thiệu…) Qua các phương tiện truyền thông đại chúng (tivi, radio, internet….) Tiếp thị tại nhà, công ty… Nhận mẫu dùng thử qua đường bưu điện Khác

Phương pháp Thực nghiệm

Các phương pháp thực nghiệm Thử và sai Heuristic Tương tự

Phương pháp Thực nghiệm Thử và Sai

Thử và sai (1) Bản chất: Thực nghiệm đồng thời trên một hệ thống đa mục tiêu Lặp lại một kiểu thực nghiệm: thử - sai; lại thử - lại sai ..., cho đến khi hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai so với giả thuyết thực nghiệm.

Thử và sai (2) Nhược điểm: Mò mẫm lặp lại các thực nghiệm giống hệt nhau Nhiều rủi ro; tốn kém, nhất là thử và sai trong các thực nghiệm xã hội

Thực nghiệm Phân đoạn (Heuristic) Phương pháp Thực nghiệm Phân đoạn (Heuristic)

Heuristic Bản chất: Thử và sai theo nhiều bước. Mỗi bước chỉ thử và sai 1 mục tiêu Thực hiện: Phân chia hệ thực nghiệm đa mục tiêu thành các hệ đơn mục tiêu Xác lập thêm điều kiện để thử và sai trên các hệ đơn mục tiêu

Phương pháp Thực nghiệm Mô hình

Tương tự (1) Bản chất: Dùng mô hình thực nghiệm thay thế việc thực nghiệm trên đối tượng thực (vì khó khăn về kỹ thuật, nguy hiểm, độc hại, và những nguyên nhân bất khả kháng khác)

Tương tự (2) Điều kiện thực nghiệm tương tự: Giữa mô hình và đối tượng thực phải có: Tính đẳng cấu (isomorphism), nghĩa là giống nhau trên những liên hệ căn bản nhất. Đẳng cấu lý tưởng sẽ tiến tới tính đồng cấu (homomorphism)

Tương tự (3) các loại mô hình Mô hình toán Mô hình vật lý Mô hình sinh học Mô hình sinh thái Mô hình xã hội

Xử lý Thông tin

Phân loại xử lý thông tin  Xử lý thông tin định lượng  Xử lý thông tin định tính

Xử lý Thông tin Định lượng

Xử lý thông tin định lượng 4 cấp độ xử lý thông tin định lượng: Số liệu độc lập Bảng số liệu Biểu đồ Đồ thị

Xử lý thông tin định lượng Biểu đồ hình cột:  So sánh các đại lượng

Xử lý thông tin định lượng Biểu đồ hình quạt:  Mô tả cấu trúc

Xử lý thông tin định lượng Biểu đồ tuyến tính:  Quan sát động thái

Xử lý thông tin định lượng Đồ thị hàm số:  Quan sát động thái

Xử lý Thông tin Định tính

Liên hệ hữu hình (1) Đó là những liên hệ có thể vẽ thành sơ đồ Liên hệ nối tiếp/Liên hệ song song Liên hệ hình cây/Liên hệ mạng lưới Liên hệ hỗn hợp

Liên hệ vô hình Những liên hệ không thể trình bày bằng sơ đồ hoặc biểu thức toán học: Chức năng của hệ thống Quan hệ tình cảm Trạng thái tâm lý Thái độ chính trị

Bước 4 Trình bày luận điểm khoa học

Viết công trình khoa học  Bài báo khoa học  Báo cáo khoa học  Chuyên khảo khoa học

Viết báo khoa học 5 LOẠI BÀI BÁO Vấn đề Luận điểm Luận cứ Phương pháp Công bố ý tưởng khoa học x o Công bố kết quả nghiên cứu (x) Đề dẫn thảo luận khoa học Tham luận khoa học Thông báo khoa học

Đề cương nghiên cứu Tên đề tài . Mục tiêu nghiên cứu (Tôi sẽ làm gì?) Câu hỏi (Vấn đề) nghiên cứu (Tôi cần trả lờI câu hỏi nào trong nghiên cứu) Giả thuyết khoa học (Luận điểm của tôi ra sao?) Phương pháp chứng minh luận điểm Tôi chứng minh luận điểm của tôi bằng cách nào?)

Đề cương nghiên cứu Tên đề tài Lý do nghiên cứu (Vì sao tôi nghiên cứu?) Lịch sử nghiên cứu (Ai đã làm gì?) Mục tiêu nghiên cứu (Tôi sẽ làm gì?) Phạm vi nghiên cứu (Tôi làm đến đâu) Mẫu khảo sát (Tôi làm ở đâu) Câu hỏi (Vấn đề) nghiên cứu (Tôi cần trả lờI câu hỏi nào trong nghiên cứu) Giả thuyết khoa học (Luận điểm của tôi ra sao?) Dự kiến luận cứ (Tôi lấy gì để chứng minh?) Phương pháp chứng minh luận điểm Tôi chứng minh luận điểm của tôi bằng cách nào?)

Cấu trúc báo cáo khoa học DÀN BÀI CÁC MÔĐUN LOGIC PHẦN 1 Lý do nghiên cứu Lịch sử nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Mẫu khảo sát Vấn đề khoa học Câu hỏi Luận điểm khoa học Luận điểm Phương pháp chứng minh Phương pháp PHẦN 2 Cơ sở lý luận / Biện luận Luận cứ lý thuyết PHẦN 3 Luận cứ thực tế / Biện luận Luận cứ thực tế PHẦN 4 Kết luận/Khuyến nghị